Kiến thức Tuyển dụng Việc làm cổ cồn xanh đang dần rơi vào tay máy móc,...

Việc làm cổ cồn xanh đang dần rơi vào tay máy móc, thế hệ cổ cồn xanh mới sẽ là ai, câu trả lời sẽ làm bạn bất ngờ

6
“Thợ mỏ thực chất cũng là công nhân công nghệ làm việc trong môi trường lấm lem mà thôi.”

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Khi hỏi nhiều người những gì họ mường tượng về một coder điển hình, hầu hết người Mỹ đều cho rằng đó sẽ là một anh chàng bỏ học đại học đang ngồi hì hụi code ứng dụng với tham vọng thay đổi thế giới và trở nên giàu có.

Công việc của các lập trình viên giờ đây cũng tương tự như những người thợ mỏ vài chục năm về trước

Thế nhưng những ảo tưởng đậm chất Thung lũng Silicon này không hề đúng ngay cả ở xứ sở của những giấc mơ Mỹ. Theo thống kê, Thung lũng Silicon chỉ tuyển dụng 8% tổng số lập trình viên nước này. Số còn lại thì sao?

Hầu hết họ cũng giống như Devon, một lập trình viên bình thường với công việc hàng ngày là duy trì một phần mềm dịch vụ an ninh mạng ở Portland, bang Oregon. Devon sẽ khó có thể trở thành tỷ phú, nhưng công việc đang làm lại mang đến cho anh một cuộc sống ổn định và đủ đầy: Tuần làm 40 tiếng, thu nhập tốt, công việc cũng có thách thức về mặt trí tuệ. Bố anh là một công nhân – và xét trên nhiều phương diện, Devon cũng có thể được xếp vào nhóm cổ cồn xanh như bố mình.

Các chính trị gia vẫn thường lên tiếng chuyện việc làm cổ cồn xanh đang dần dần biến mất. Đây chính là những công việc làm trụ đỡ của một phận dân trung lưu. Thế nhưng nếu thay đổi góc nhìn, nếu chúng ta lập trình viên là một nghề thay thế lương cao nhưng cũng tương đương với các công nhân lành nghề trong xưởng ô tô của Chrysler thì sao?

Quan điểm này sẽ kích thích nhiều người theo đuổi lĩnh vực IT. Các giáo viên và doanh nghiệp sẽ không còn thúc giục và mong chờ con em họ cố cày lấy tấm bằng Khoa học máy tính sau 4 năm đại học nữa. Thay vào đó, họ sẽ đưa vào nhiều khóa dạy nghề code vào các chương trình học phổ thông. Con người ta sẽ không nhất thiết phải vào đại học mà chỉ cần tới các trường cao đẳng, dạy nghề, thậm chí là Coding bootcamp để học lập trình.

Những coder dạng này sẽ không có kiến thức đủ sâu để tạo ra những thuật toán giao dịch tài chính phức tạp hay vận hành mạng thần kinh nhân tạo bởi thực chất họ cũng chẳng cần đến mức đó mới có thể làm việc. Bất cứ coder phổ thông nào cũng có thể sử dụng các ngôn ngữ lập trình thịnh hành và kiếm được mức lương khá (trung bình khoảng 12-20 triệu đồng/tháng với người có 1-3 năm kinh nghiệm và 27-40 triệu đồng/tháng cho cấp quản lý tại Việt Nam). Quy mô ngành này tại hầu hết các quốc gia trên thế giới đều được dự báo là sẽ không ngừng mở rộng.

Tại Mỹ, Rusty Justice, một cựu công nhân mỏ về hưu đã sáng lập ra Bit Source – một “xưởng” gia công phần mềm chuyên huấn luyện các thợ mỏ (thất nghiệp) thành lập trình viên. Ngay từ khi mới mở, Justice đã phải kinh ngạc về số đơn gửi tới: 950 người xin vào làm 11 vị trí ông đăng tuyển. Ông cũng nhận định rằng: “Thợ mỏ thực chất cũng là công nhân công nghệ làm việc trong môi trường lấm lem mà thôi.”

Có thể nói, chúng ta luôn cần những người đi đầu, những nhà phát triển, nhà khoa học tạo ra các hệ thống machine learning hay xe tự lái. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả những ai theo đuổi sự nghiệp trong ngành công nghệ đều phải cố khớp mình vào một khuôn mẫu mang tên Mark Zuckerberg hay Bill Gates. Anh hùng thực thụ đôi khi chính là những nhân viên bình thường đang ngày ngày cần mẫn duy trì những website, ứng dụng, những mỏ than hay công xưởng sản xuất.

Theo Trí Thức Trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không