Trong quá trình tìm việc, bạn có mắc phải những lỗi lầm sau? Nếu có thì hãy điều chỉnh ngay đi nhé. Và bạn cũng đừng quên chuẩn bị tinh thần cho các cuộc điện thoại mời đến phỏng vấn tiếp đó nữa chứ!
Lỗi thứ nhất: Không kiên trì theo đuổi đến cùng
Sau khi nộp hồ sơ, nếu như không kiểm tra lại xem nhà tuyển dụng có xem xét hồ sơ mình hoặc không theo dõi quá trình chọn lọc hồ sơ, công việc bạn mơ ước có thể rơi vào tay người khác, người có thể có năng lực không bằng bạn nhưng kiên trì hơn bạn.
Một khách hàng của tôi, ông Mike M. ở Boston đã theo đuổi đến cùng trên đường tìm việc. Và ông có được công việc mới tuyệt vời. Chuyện thế này:
“Sau 20 cuộc phỏng vấn, tôi nhận thấy rằng gởi lý lịch xin việc qua thư điện tử để nhắc nhớ thì vô cùng quan trọng. Khoảng một phần ba các cuộc phỏng vấn của tôi có được sau 1 hoặc 2 ngày gởi thư nhắc nhớ”. Mike chia sẻ. Cụ thể ông đã làm thế nào? “Tôi đã gởi lý lịch xin việc và thư xin việc một lần nữa cho nhà tuyển dụng qua thư điện tử, và không quên thêm vào 1 hay 2 ưu điểm bản thân trong thư.” Chẳng hạn, Mike viết như sau:
“Thưa Ông/ Bà,
Theo hồ sơ cử tuyển vào vị trí Nhân Viên Phân Tích – Dự Báo đã nộp, với niềm tin rằng các kĩ năng và kinh nghiệm của tôi đáp ứng tốt các yêu cầu của công việc ở công ty Ông Bà, tôi xin đính kèm thông tin về bản thân trong thư xin việc và lý lịch xin việc sau đây để Ông Bà tiện theo dõi.”
Vì nguyện vọng của tôi là gia nhập vào nghành công nghiệp hàng tiêu dùng, một lần nữa, tôi rất hoan nghênh nếu công ty và tôi có cơ hội thảo luận thêm trong cuộc phỏng vấn. Đã từng tiết kiệm 1 triệu đô-la chi phí giao hàng mỗi năm qua việc dự báo nhu cầu thị trường một cách chính xác và lên kế hoạch dây chuyền cung cấp, tôi có thể tự tin nói rằng tôi có thể mang lại kết quả tốt như thế cho công ty ABC.
Chân thành cảm ơn.
Mike M.”
Chẳng có gì choáng váng đất trời cả. Chỉ là những lời lẽ đơn giản, khéo léo giúp Mike nổi trội hơn so với những ứng cử viên khác. Và chúng có tác dụng thật sự. Mike là người được chọn.
Bạn cũng có thể làm được điều này đấy!
Lỗi thứ hai: Không suy nghĩ thông suốt vấn đề
Tuần rồi tôi thử gọi cô ấy bằng cái tên “Jill” (đây không phải là tên thật của cô ấy) trong thư trả lời các câu hỏi tìm việc mà cô đã gởi cho tôi. Sau năm hồi chuông reo, Jill không bắt máy… và cũng không có máy trả lời điện thọai. Không có cách nào để lại tin nhắn.
Giả sử tôi là ông giám đốc nhân sự bận rộn gọi hẹn người nộp đơn đến phỏng vấn thì chuyện gì sẽ xảy ra? Dĩ nhiên là tôi sẽ bỏ qua cái tên Jill và gọi ứng cử viên kế tiếp.
Vì thế tôi gởi thư điện tử cho Jill và khuyên cô lắp đặt máy trả lời điện thọai. Cô trả lời rằng, “Tôi không có đủ tiền lắp đặt máy trả lời điện thoại”.
Tôi muốn đáp lại “Thu nhập của cô hạn hẹp là do các nhà tuyển dụng đầy tiềm năng không liên lạc với cô được.”
Hãy thận trọng cân nhắc. Bạn có đi câu cá hồi mà không mang theo giỏ đựng cá không? Dĩ nhiên là không rồi. Thế thì làm cách nào để mang con cá đã bắt được về nhà đây?
Vậy thì tại sao bạn lại nộp hồ sơ xin việc nếu bạn không có máy trả lời điện thoại để “bắt”các cú gọi của nhà tuyển dụng? Đặc biệt là khi bạn có khả năng mua chiếc máy radio với giá dưới 30 đô-la, khoản tiền đủ trả cho vài cái bánh pizza to. Đó là sự trao đổi công bằng trong sách của tôi.
Câu hỏi đặt ra là: Có “lỗ hỏng” nào trong quá trình tìm việc của bạn không? Các cơ hội việc làm có lướt qua kẽ tay bạn không? Hãy suy nghĩ thật thấu đáo về điều đó ngay bây giờ!
Lỗi thứ ba: Không thu thập thông tin từ những người khác
Sau khi đọc hơn 10.000 đơn xin việc trong năm qua, tôi nhận thấy rằng khoảng 30% người săn việc có những ưu phiền làm họ tiếp tục thất nghiệp.
Đó là gì vậy? Câu chuyện sau là một ví dụ minh họa.
Bạn đang ăn tối và mẹ bạn bảo; “Con lấy giúp mẹ lọ muối với! ” Bạn vào nhà bếp, sau khi tìm trong tất cả các tủ chén, bạn thét lên với giọng thất vọng “Con chả thấy lọ muối nào cả”. Sau đó, mẹ bước vào, lấy lọ muối trên kệ ngay trước mặt bạn và nói: ”Nhìn này, lọ muối ngay trước mắt con đấy! ”
Tâm lí học có từ “scotoma.” (ám điểm)
Tôi nhận thấy rằng phần lớn những người săn việc đều bị “ám điểm hồ sơ xin việc”. Họ vô tình bỏ sót những lỗi rõ ràng trong hồ sơ xin việc… đến khi một ai đó, như tôi chẳng hạn, chỉ ra cho họ thấy.
Các bạn thử đọc ví dụ sau:
Anh “Jerry” ở New York gởi cho tôi hồ sơ xin việc mà trước kia anh gởi xin vào vị trí giám đốc hậu cần. Tuy nhiên, phần lớn hồ sơ xin việc của anh đầy ắp những việc chả liên quan gì (Là Nhân Viên Danh Dự Về Hưu Của Tập Đoàn), những lời vô nghĩa (Rất đáng tin cậy) và ngôn từ gượng ép (Xuất sắc về hướng dẫn nhân viên đoàn kết để đạt mục tiêu ).
Jerry không nhận thấy rất nhiều lỗi. Khi tôi hỏi anh có đưa cho ai xem hồ sơ để góp ý thêm hay không, đúng như tôi đoán, câu trả lời của anh là , “Không, tôi không bao giờ nghĩ đến việc đó”.
Để tránh “ám điểm hồ sơ xin việc” và tìm được việc nhanh hơn, bạn hãy đưa hồ sơ xin việc cho ít nhất ba người bạn xem trước khi gởi đến nhà tuyển dụng. Bạn của bạn sẽ tìm ra những điểm sai lầm và ngốc nghếch mà bản thân bạn không thấy được mặc dù chúng nằm ngay trước mắt bạn.
Còn bây giờ bạn hãy bược ra và tìm may mắn của riêng mình đi nhé !
Theo Khuyến học