Kiến thức Con người Làm gì khi bạn không chịu nổi áp lực công việc ?

Làm gì khi bạn không chịu nổi áp lực công việc ?

108
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamBạn cảm thấy khó khăn để khuyến khích bản thân làm việc? Hãy tìm ra những gì tạo cho bạn phấn khởi trong công việc.

Rất nhiều người, động lực làm việc của họ đi lên một bậc vào ngày nhận lương và xuống hai bậc khi những thành quả làm việc mà họ đã dành cho dự án không nhận được sự khen ngợi.

Động lực làm việc có tính chu kỳ, và cho dù một người muốn ở lại hoặc tìm việc mới thì nó được quyết định bởi những gì đã tạo hứng thú cho anh ta.

Đặt câu hỏi với nhân viên nghiên cứu Jacqueline Au Young, 30 tuổi, đã ba lần thay đổi công việc trong 8 năm. “Về phần mình, tôi cho rằng động lực đến từ tiền lương và tiền thưởng, môi trường làm việc, tương lai công việc và bạn đồng nghiệp. Lần đầu tiên tôi đổi công việc là bởi vì tôi bị cột chặt vào bàn làm việc, việc mà tôi không thích.”.

Tôi đổi công việc khi tôi có cơ hội làm việc tốt hơn. Hiện tại tôi đang chờ để bắt đầu công việc mới của mình vào tháng giêng khi tôi có nhiều cơ hội để học hỏi nhiều điều mới trong lĩnh vực của mình.”

Trong khi cô Au Yong hiểu rõ những gì đã động viên cô, nhưng đối với những người khác làm việc hằng ngày không tạo sự hứng thú cho họ. Họ có thể làm việc để kiếm sống thay vì sống để làm việc.

Đôi khi cảm thấy bị chán nản là hoàn toàn tự nhiên. Bác sĩ Adrian Wang, tư vấn tâm lý tại bệnh viện Gleneagles nói rằng: “Ngay cả những nhân viên xuất sắc cũng cảm thấy mất hứng thú hoặc ham muốn. Thực tế không có ai có thể duy trì sự hứng thú trong mọi thời gian.”

Thường xuyên, những nhân viên mất hứng thú làm việc sẽ ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Bác sĩ Wang giải thích thêm: “Sự mất hứng thú có thể dẫn đến sự lo âu bởi vì công việc sẽ dồn lên khi bạn lưỡng lự.

Bạn có thể cảm thấy căng thẳng bởi vì bạn đuối sức với những việc xung quanh bạn. Và trong trường hợp xấu nhất nó có thể gây ra sự kiệt sức và trầm cảm.”

Bạn có thể nói rằng một người mất hứng thú: anh ta bắt đầu có những dấu hiệu của sự chán nản, luôn mất tập trung trong suốt cuộc họp, luôn tìm cách vắng mặt tại nơi làm việc và thường xuyên chậm chạp trong việc nhận công việc.

Mặc dù động lực làm việc là vấn đề cá nhân, nhưng nó có thể bị ảnh hưởng bởi những nhân tố bên ngoài như làm việc với những sếp khó chịu.

Anh Desmond Chan, 32 tuổi, nhân viên dự án cao cấp nói rằng: “Tôi có một ông sếp cũ luôn chỉ trích, tra vấn tôi về công việc và đối xử tôi như một đứa trẻ. Thái độ của ông ta là nguyên nhân mà tối mất hết hứng thú làm việc.”

ĐỂ LUÔN CÓ HỨNG THÚ LÀM VIỆC

Đề ra những mục tiêu rõ ràng

Viết xuống những mục tiêu của bạn, và làm một danh sách những việc mà bạn cần làm để đạt những mục tiêu đó.

Hình dung ra sự thành công

Hình tượng tinh thần là một công cụ mạnh mẽ. Hãy hình dung ra bản thân bạn đã đạt được những mục tiêu mà bạn đã đề ra.

Trau dồi bản thân

Nâng cao những kỹ năng. Học hỏi điều mới. Tham gia các buổi nói chuyện, đọc sách hoặc theo học những khóa học.

Suy nghĩ tích cực

Rất bình thường, thỉnh thoảng chúng ta cảm thấy chán nản, nhưng đừng có dừng lại đó. Hãy nghỉ một ngày, nghỉ ngơi và trở lại làm việc với một tinh thần thoải mái hơn.

Theo Thành phát du học

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không