Kiến thức Con người Mô tả công việc thực sự của một người lãnh đạo

Mô tả công việc thực sự của một người lãnh đạo

6
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamJack Welch: trụ cột vàng trong giới quản lý hiện nay, ông có 17 năm thành công xuất sắc tại công ty General Electric – một công ty nhận được sự hoan nghênh nhất ở Mỹ – và đã rút lui vào năm 2001. Welch đưa ra một bộ khung gồm 4 yếu tố để tạo nên một nhà lãnh đạo vĩ đại: năng lượng tích cực, khả năng tiếp sinh lực cho mọi người, khả năng rèn luyện bản thân để tập trung sự dũng cảm khi đưa ra các quyết định khó khăn, và khả năng thực thi.

Quan điểm của Welch là một trong số rất nhiều tài liệu bổ ích về lãnh đạo học. Bên cạnh đó, các “quân sư” về lãnh đạo từ Warren Bennis cho tới Ram Charan cũng đã đưa ra các công thức nổi tiếng.

Còn Ivan de Suza và Gregor Vogelsang – Các phó giám đốc của công ty Booz Allen Hamilton – lại đưa ra một ý tưởng khác. Họ cho rằng mỗi nhà lãnh đạo nên hiểu rõ rằng cơ hội để tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa luôn bị giới hạn bởi thời gian.

Nói cách khác, các lãnh đạo nên thường xuyên có khung thời gian trong đầu.

Các lãnh đạo phải làm việc xuyên thời gian và lịch trình.

 Do đó, họ đưa ra một bản mô tả bốn công việc chủ yếu mà mỗi lãnh đạo nên thông suốt. Điều quan trọng nhất là: khung làm việc này cho phép một lãnh đạo cùng lúc xử lý vô số vai trò liên quan tới nhận thức, tinh thần, cảm xúc và quyền lực trên thế giới.

1. Tư duy.

 Hiếm có điều nào quan trọng với lãnh đạo hơn là cơ hội để suy ngẫm. Thông thường, các lãnh đạo thường bị bắt làm các việc nguy cấp, phản ứng lại các công việc cực nhọc hàng ngày để hoàn thành công việc, do đó, họ thất bại trong việc đặt ra mốc thời gian để làm việc chủ động.

Khả năng tư duy cho phép lãnh đạo có cơ hội “lắng nghe” chính bản thân mình, không bị cuốn vào các lịch trình dày đặc. Về bản chất, tư duy chính là một phần trong khả năng lãnh đạo, từ đó mới dẫn tới khả năng sáng tạo, nhận thức một đề xuất, tạo nên một tầm nhìn, và lựa chọn một sự định vị chiến lược. Đây là phần quan trọng nhất của công việc lãnh đạo, phần việc tập trung chủ yếu vào tương lai.

2. Truyền cảm hứng.

 Đây là thành phần dễ nhận thấy nhất trong khả năng lãnh đạo. Có thể bạn được nghe nói về việc truyền cảm hứng trong nhiều tài liệu trước đó, nhưng đó không phải là mị dân. Tất nhiên, hầu hết các lãnh đạo vĩ đại đều truyền cảm hứng.

Khi sử dụng các ngôn từ của Jack Welch, chúng tạo sinh lực cho bạn. Nhưng nó cũng đem lại cho bạn tầm nhìn, kể các câu chuyện, đối mặt với thực tế, hỏi các câu hỏi phù hợp, chứng minh các khả năng, bảo đảm, và đem lại hy vọng cho tương lai tươi sáng.

Với tư cách là nhà lãnh đạo hàng đầu, sở trường lớn nhất trong quản lý của Welch là ông có thể làm cho cấp dưới đồng tâm hiệp sức cùng làm tốt công việc.

 Sự xuất sắc trong quản lý của ông có thể nhìn thấy từ hai khía cạnh:

Một là :
những người xung quanh ông phải là những người tràn ngập nhiệt tình và có tham vọng thành công.

Hai là: tư tưởng, cách nghĩ của những nhân viên cấp cao nghĩ ra và xác định đã được Welch truyền bá lan rộng.

Công việc của lãnh đạo là khiến cho mọi người hài lòng với những gì mà công ty đã làm, từ đó, bản thân họ có thể định hình nhiệm vụ của mình trong phản ứng với các vị trí thay đổi. Sau đó, việc “thực hiện chiến lược có thể trong tầm tay của họ”. Tuy nhiên, nhiều người lại từ chối việc truyền cảm hứng thông qua các cảm xúc.

Câu nói bất hủ của Martin Luther King: ‘Tôi có một giấc mơ…” đã truyền cảm hứng cho cả nhân loại về một thế giới công bằng. Đám đông lắng nghe bài diễn thuyết của ông vào buổi chiều ngày 28/4/1963 đã như chạm phải điện, gào thét, hoan hô và khóc lóc khi nghe câu nói đó của King.

Xét cho cùng, việc truyền cảm hứng, cốt lõi của nó là một khái niệm thuộc về tinh thần, chứ không nằm trong khái niệm tâm lý. Truyền cảm hứng chính là tinh thần trong bạn. Tinh thần không phải là tình cảm. Nó giúp cho chúng ta xác định lại việc gì là khả thi.

3. Tạo động lực.

 Vai trò thứ ba của lãnh đạo là tạo động lực để mọi người thực hiện nhiệm vụ. Bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng phải có khả năng biến cả nhóm bắt tay vào hành động, xây dựng nên một “liên minh”, đưa ra các chiến dịch, đặt ra các mục tiêu, và khuyến khích các mạng lưới. Không giống như truyền cảm – yếu tố thường nằm trực tiếp vào số đông con người, việc tạo động lực buộc các nhà lãnh đạo phải tham gia cùng và gây ảnh hưởng lên những đối tượng chính và các đóng góp đặc biệt của họ.

 Kỹ năng tạo động lực cho mọi người gần tương đương với kỹ năng làm chính trị và trung lập các kẻ thù. Bạn phải nắm rõ cách thức hành động để thực hiện.

4. Trao quyền.

 Lãnh đạo thực hiện hầu hết mọi việc thông qua những người khác, do đó, việc thực hiện dựa trên việc điều hành quyền lực đúng đắn và ủy thác quyền lực một cách hào phóng. Một phần của nhiệm vụ này liên quan tới việc phân bổ các nguồn lực, nghiên cứu và giám sát việc bố trí các tài nguyên, tước quyền của những ai lạm dụng nó.

Mọi người phải được đào tạo để thực hiện nhiệm vụ này. Các nguồn lực phải được quản lý và triển khai. Toàn bộ tổ chức phải được sắp xếp.

Tư duy về những gì chúng ta làm trong cả bốn việc này chính là một tấm hộ chiếu để đạt tới khả năng lãnh đạo xuất sắc.

 Nhưng điều quan trọng không kém là việc lãnh đạo cũng sẽ ít hiệu quả nếu như ai đó không cân bằng được một hoặc nhiều trong các yếu tố trên. Lãnh đạo giỏi nhất phải thực hiện được cả bốn cấp độ trên.

Theo Lãnh Đạo

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không