Kiến thức Marketing Sống chung với “sốc”

Sống chung với “sốc”

8
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam“Trước bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, doanh nghiệp hãy bươn trải, tồn tại và trưởng thành. Đặc biệt, học cách “sống” với các loại “sốc” giá cả, thị trường hay các chính sách…”.

Đó là chia sẻ của của TS Võ Trí Thành (Trưởng ban Nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương) tại hội nghị khách hàng khách hàng của Ngân hàng Phương Đông (OCB).
Ngoài ra, ông Thành nhấn mạnh doanh nghiệp phải biết tiếp cận và huy động vốn; tạo năng lực cạnh tranh mới thông qua nắm bắt những nhân tố dịch chuyển nhanh và “mắt xích” kết nói giá trị, kết nối mạng; có tầm nhìn, chiến lược sản xuất kinh danh đúng. 
Doanh nghiệp cần học cách “sống” với các loại sốc giá cả, thị trường, chính sách…

Nhận định Kinh tế thế giới và Việt Nam 2012, TS Thành đưa ra một số dự báo kinh tế thế giới suy giảm tăng trưởng, rủi ro cao, niềm tin trồi sụt. Kinh tế Mỹ phục hồi yếu (thất nghiệp ≈ 8,3%), ứng xử chính sách chưa rõ; rủi ro Hy Lạp rời bỏ khu vực Euro và cả sụp đổ đồng Euro tăng.
Dự báo nhiều nền kinh tế, cả Trung Quốc, Ấn Độ có tăng trưởng giảm đáng kể, phải thực thi chính sách hỗ trợ tăng trưởng, giá hàng hóa cơ bản giảm mạnh.
Riêng với nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng đầu năm quanh con số 6.0%, TS Thành nhận định một số chỉ số cho thấy hoạt động kinh tế tháng 5 – 6 có “nhúc nhắc” đi lên nhưng nhìn chung vẫn khó khăn. Các dự báo đều cho rằng lạm phát (theo năm) có khả năng giữ ở mức một con số.
Dự báo cho kinh tế Việt Nam, TS Thành cho hay một số chỉ số cho thấy hoạt động kinh tế tháng 5-6 có “nhúc nhắc” đi lên song nhìn chung vẫn khó khăn. Lạm phát: (theo năm) các dự báo đều cho rằng có khả năng giữ ở mức một con số.
Ông Thành kết luận 2012 dễ tổn thương, kinh tế vĩ mô cải thiện, song rủi ro hiện hữu; cầu suy giảm, sản xuất kinh doan rất khó khăn. Đây cũng được xem là năm của nghệ thuật điều hành chính sách kinh tế vĩ mô. Thế nên việc doanh nghiệp làm quen để học cách “sống” với các loại “sốc” là rất cần thiết cho việc tồn tại.
Theo báo cáo tình hình doanh nghiệp 4 tháng đầu năm 2012của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư số doanh nghiệp đã giải thể dừng hoạt động lên đến 17.735 doanh nghiệp, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2011. Doanh nghiệp phá sản nhiều nhất thuộc lĩnh vực bán buôn bán lẻ, tiếp theo đó là xây dựng và chế biến chế tạo.
Tính đến hết ngày 30/4/2012, trong tổng số 647.627 doanh nghiệp đã được thành lập, cả nước còn 463.802 doang nghiệp đang hoạt động, chiếm 71,6%. Gần 30% doanh nghiệp đã phá sản hoặc dừng hoạt động.
Riêng tại TPHCM, hơn 27% doanh nghiệp hoàn toàn mất tích trong 5 tháng đầu năm trong trong số hơn 1.900 doanh nghiệp được Tổng cục thống kê TP chọn để điều tra, đánh giá thực trạng khó khăn của doanh nghiệp. Chưa kể 6,7% doanh nghiệp đã phá sản, giải thể và ngừng sản xuất kinh doanh.

Theo Dân trí

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không