Kiến thức Tài chính kế toán Lương cơ bản là gì? Cách tính lương cơ bản 2019 kế...

Lương cơ bản là gì? Cách tính lương cơ bản 2019 kế toán viên cần biết

33583
Trong một doanh nghiệp, cơ quan mức lương được phân thành nhiều loại khác nhau: lương cơ bản, lương ngoài giờ, thưởng dịp, phúc lợi,… Mỗi loại lương sẽ có cách thức tính toán khác nhau và mỗi loại doanh nghiệp, cơ quan cũng vậy. Tuy nhiên, lương cơ bản được coi là loại lương đặc thù và sẽ được tính toán theo luật chung. Vậy lương cơ bản là gì? Cách tính lương cơ bản 2019 như thế nào? Hãy tìm hiểu trong bài viết sau đây.
cach-tinh-luong-co-ban

1. Lương cơ bản là gì?

Lương cơ bản là mức lương đã qua thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động được ghi rõ trong hợp đồng lao động, là cơ sở để tính tiền công, tiền lương hàng tháng mà người lao động sẽ nhận trong doanh nghiệp đó.
Lương cơ bản của một lao động không chỉ phụ thuộc vào thỏa thuận mà còn phụ thuộc vào tính chất và yêu cầu công việc cụ thể.
Lương cơ bản không bao gồm tiền thưởng, phúc lợi và các khoản bổ sung khác, do đó lương cơ bản không phải lương thực nhận của người lao động. Hay lương cơ bản chính là mức lương thấp nhất và người lao động nhận được khi làm việc trong doanh nghiệp.
form-news
2. Cách tính lương cơ bản 2019 mà kế toán viên cần biết
Tùy theo tính chất công việc. mức lương cơ bản của mỗi đối tượng lao động sẽ khác nhau. Cụ thể, lương cơ bản của lao động làm việc trong nhà nước sẽ khác với lương cơ bản của lao động làm việc tại các cơ quan, công ty tư nhân (doanh nghiệp)

a. Lương cơ bản của lao động làm việc tại doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ Nghị định 157/2018/NĐ-CP, mức lương cơ bản của người lao động sẽ là mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ. 
Cụ thể như sau:
  • Lương cơ bản vùng 1: 4,18 triệu đồng/tháng
  • Lương cơ bản vùng 2: 3,71 triệu đồng/tháng
  • Lương cơ bản vùng 3: 3,25 triệu đồng/tháng
  • Lương cơ bản vùng 4: 2,92 triệu đồng/tháng
Như vậy, đối với một lao động làm việc tại doanh nghiệp, mức lương cơ bản sẽ không được thấp hơn lương tối thiểu vùng. Đồng thời lương cơ bản cũng sẽ được thỏa thuận theo nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và kí kết trong hợp đồng lao động kèm theo.

cach-tinh-luong-co-ban-nha-nuoc

b. Lương cơ bản của lao động làm việc tại cơ quan nhà nước

Đối với đối tượng này, lương cơ bản có sự tính toán đặc biệt hơn so với đối tượng lao động làm việc tại doanh nghiệp tư nhân.
Lương cơ bản của đối tượng này được tính như sau: Lương cơ bản = Lương cơ sở x hệ số lương
Trong đó, mức lương cơ sở năm 2019 được nhà nước quy định như sau:
  • Từ 01/01 – 30/06/2019: 1,39 triệu đồng/tháng (theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP)
  • Từ 01/07 – 31/12/2019: 1,49 triệu đồng/tháng (theo Nghị quyết 70/2018/QH14

3. Một số lưu ý khác

  • Trước năm 2018, lương cơ bản được coi là mức để đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, luật bảo hiểm xã hội năm 2018 có sửa đổi quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bao gồm tổng lương của người lao động tức là: lương cơ bán, lương thưởng và lương phụ cấp khác.
  • Lương cơ bản không được thấp hơn mức tối thiểu vùng và phải cộng thêm từ 7% đối với đối tượng đã qua học nghề.
  •  Mức lương tối thiểu vùng sẽ được thay đổi hằng năm và cập nhật sau khi họp Hội đồng tiền lương quốc gia
Trên đây là một số thông tin về lương cơ bản và cách tính lương cơ bản trong năm 2019. Mong rằng những nội dung hữu ích trên sẽ giúp được kế toán viên trong việc tính lương chính xác cho người lao động.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không