Kiến thức Tài chính kế toán Có nên làm kế toán công ty logistics không? Các nghiệp vụ...

Có nên làm kế toán công ty logistics không? Các nghiệp vụ kế toán logistics

7383
Kế toán công ty logistic ngoài những công việc kế toán tương tự tại các doanh nghiệp khác thì điểm khác biệt lớn nhất ở loại hình doanh nghiệp này chính là có thêm kế toán đối ngoại, liên quan đến việc sử dụng nhiều ngoại tệ. Doanh nghiệp sẽ phát sinh các nghiệp vụ về thuế nhập khẩu, xuất khẩu, các khoản thu hộ chi hộ và các cơ quan hải quan.
 
 

1. Logistic là gì?

Logistics là thuật ngữ chuyên ngành có gốc Hy Lạp và từ tiếng Việt có nghĩa gần nhất là “hậu cần”. Hiểu đơn giản nhất, logistics là một phần của chuỗi cung ứng bao gồm tổng thể những công việc liên quan đến hàng hóa gồm đóng gói, vận chuyển, lưu kho, bảo quản cho tới khi hàng được giao đến người tiêu thụ cuối cùng.

Bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào cũng phải quan tâm và có chiến lược logistics phù hợp. Một chiến lược logistics tốt sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc hiệu quả. Ngày nay, logistics cũng là một trong những điểm mạnh, giúp phát huy lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

kế toán doanh nghiệp logistic

2. Nghiệp vụ của kế toán logistics


Các công việc chính trong kế toán logistics gồm:

  • Thu hộ, chi hộ.
  • Lập báo cáo tài chính.
  • Sử dụng phần mềm kế toán để làm sổ sách.
  • Báo cáo thuế.
  • Báo cáo quyết toán.
  • Xuất hóa đơn.

3. Các định khoản cơ bản nhất và đặc thù của doanh nghiệp logistic

 

3.1. Các tài khoản sử dụng tại doanh nghiệp logistic

Sử dụng tài khoản 131, 331 để theo dõi các khoản phải thu, phải trả, bao gồm cả khoản thu hộ và chi hộ
Kế toán có thể sử dụng tài khoản 138, 338 để theo dõi các khoản thu chi hộ
Tài khoản 511 chi tiết
+ 551131: Doanh thu cước
+ 51132: Doanh thu cung cấp nội địa
bao gồm các phí tổn nội địa (local charge): Phí xếp dở container THC, chi phí Seal, phí chứng từ bill và phí làm điện giao hàng telex
Tài khoản dịch vụ mua ngoài chi tiết
+ 62771: Chi phí cước
+ 62772: Chi phí dịch vụ mua ngoài
 

3.2. Các định khoản tại doanh nghiệp logistic

 

Khi cung cấp dịch vụ:

  • Nợ TK 131.
  • Có TK 51131, 51132.
  • Có TK 33311.

Chi phí mua vào dịch vụ:

  • Nợ TK 62771, 62772.
  • Nợ  TK.1331.
  • Có TK 331.

Chi phí nhân viên dịch vụ, nhân viên quản lý:

  • Nợ TK 622, 642.
  • Có  TK334.

Các khoản trích theo lương:

  • Nợ TK 622, 642.
  • Có TK 334.
Theo TT200/2014/TT-BTC
Tập hợp giá thành dịch vụ:
 
  • Nợ TK 154.
  • Có  TK627, 622.

Hạch toán giá vốn dịch vụ:

  • Nợ TK 632.
  • Có TK 154.

Theo dõi các khoản thu hộ, chi hộ:

Khi nhận được debit note của khách hàng về khoản: Thu hộ cước, thu hộ phí, seat container, ENS:
 
  • Nợ TK 138 (thu hộ).
  • Nợ TK 133.
  • Có TK 331.

Khi xuất hóa đơn cho khách hàng:

  • Nợ TK 131.
  • Có TK 3331.
  • Có TK 338 (chi hộ).

4. Có nên làm kế toán logistics?

Để có được câu trả lời, bạn cần nắm rõ những công việc cần thực hiện khi làm kế toán logistics đồng thời xem xét bản thân có đủ bản lĩnh để vượt qua những khó khăn, thách thức của ngành nghề này hay không. Chúc các bạn thành công với sự lựa chọn của mình. 
 
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
 
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không