Đối tượng được nhận chế độ BHXH khi người hưởng từ trần.
– Đang hưởng lương hưu;
– Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Tuy nhiên, không phải bất cứ ai là thân nhân đều được hưởng khoản tiền này, mà chỉ những người có điều kiện đặc biệt mới được hưởng:
– Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
– Vợ từ đủ 55 tuổi hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
– Cha/mẹ đẻ, cha đẻ của vợ/chồng, mẹ đẻ của vợ/chồng, người từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, 55 tuổi trở lên đối với nữ mà người tham gia BHXH đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng;
– Cha/mẹ đẻ, cha đẻ của vợ/chồng, mẹ đẻ của vợ/chồng, người dưới 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà người tham gia BHXH đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Lưu ý: Các đối tượng này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở (1,39 triệu đồng/tháng ở thời điểm hiện tại và 1,49 triệu đồng/tháng từ 01/7/2019), ngoại trừ thân nhân là con nêu trên.
Hướng dẫn viết Giấy đề nghị hưởng chế độ BHXH khi người hưởng từ trần
(2) Người khai là thân nhân của người hưởng đã từ trần, đại diện cho các thân nhân lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp BHXH của người hưởng đã từ trần có những tháng chưa nhận lương hưu, trợ cấp BHXH.
(3) (4) Thân nhân của người từ trần là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, cha mẹ của vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng, con.
(5) Ghi chính xác theo giấy chứng tử, giấy báo tử.
(6) Người khai phải xin xác nhận của chính quyền địa phương nơi đang cư trú.
(7) Sau khi có đầy đủ chữ ký của những thân nhân thuộc diện kê khai và có xác nhận của chính quyền địa phương, người khai gửi cơ quan BHXH để lĩnh tiền chế độ của người đang hưởng đã từ trần.