Mục lục
hiện
Hiện nay, rất nhiều kế toán vẫn còn khá mơ hồ, chưa nắm rõ quy định khi làm chế độ cho người lao động ( NLĐ ). Bảo hiểm thai sản là vấn đề tưởng chừng rất đơn giản nhưng nếu làm sai sẽ đánh mất quyền lợi của NLĐ và khiến doanh nghiệp bị xử phạt. Chính vì thế, kế toán cần tìm hiểu thật chi tiết vấn đề này.
Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp lại tất cả những quy định về chế độ thai sản theo luật bảo hiểm và Thông tư mới nhất mà kế toán cần biết.
Căn cứ theo luật bảo hiểm xã hội năm 2014; nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc; thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ( Mục 2) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì điều kiện, mức hưởng và thời giant hưởng của lao động nữ sinh con, nhận nuôi con như sau:
I. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
NLĐ được hưởng chế độ thai sản khi thuộc 1 trong các trường hợp sau:
- Lao động nữ mang thai.
- Lao động nữ sinh con.
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.
- NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi.
- NLĐ nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
- NLĐ nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
Điều kiện đó là, NLĐ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi thì sẽ được hưởng chế độ thai sản.
Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bệnh viện có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con (quy định Mục 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.)
NLĐ đủ hai điều kiện trên mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Ngoài ra, khi người lao động nữ sinh con đáp ứng điều kiện này mà chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được hưởng các chế độ thai sản quy định tại Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: Thời gian hưởng chế độ khi sinh con, trợ cấp một lần khi sinh con, múc hưởng chế độ thai sản.
Thời gian 12 tháng trước khi sinh con theo hướng dẫn của Khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXHđược xác định như sau:
- Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng BHXH, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1: Chị T sinh con ngày 18/1/2019 và tháng 01/2019 có đóng BHXH thì : Thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2018 đến tháng 1/2019.Nếu trong thười gian này chi T đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ quan có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ theo quy định.
Ví dụ 2: Tháng 7/2019, chị X chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 12/12/2019 thì thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2018 đến tháng 11/2019.Nếu trong thời gian này chị X đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ quan có thẩm quyền thì chị T được hưởng chế độ theo quy định.
Điều kiện hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh con:
- Đối với trường hợp chỉ có bố tham gia BHXH thì bố phải tham gia BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.
- Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải tham gia BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.
II. Thủ tục hồ sơ chế độ thai sản
Đối với lao động nữ sinh con, lao động nam có vợ sinh con cần chuẩn bị:
- Bản sao Giấy Khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.
- Mẫu C70-HD ( QĐ 636/QĐ-BHXH).
- Danh sách LĐ tham gia BHXH , BHYT mẫu D02-TS.
III. Thời gian giải quyết
a) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, NLĐ nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động.
b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngay nhận đủ hồ sơ từ NLĐ, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hs cho cơ quan BHXH.
c) Trách nhiệm giải quyết của cơ quan BHXH: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sd LĐ, cơ quan BHXH phải giả quyết và chi trả cho NLĐ.
IV. Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con
Căn cứ theo Điều 32, 33, 34,35,36 và 37 Luật BHXH số 58/2014/QH13 của Quốc Hội quy định chi tiết thời gian hưởng chế độ bảo hiểm thai sản như sau:
1. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
2. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
3. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
a. Đối với lao động nữ
Lao động nữ sinh con được nghỉ trước và sau sinh 06 tháng, trường hợp sinh đôi từ con thứ 2 trở đi cứ mỗi con người mẹ được nghỉ 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Trong trường hợp sinh đôi, tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
b. Đối với lao động nam có vợ sinh con
- Sinh con phải phẫu thuật/ sinh con dưới 32 tuần tuổi: 07 ngày làm việc.
- Sinh đôi: 10 ngày làm việc.
- Sinh ba trở lên: Cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày.
- Sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật: 14 ngày làm việc.
Lưu ý:
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên đối với người lao động làm việc trong điều kiện trên.
- Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con.
- Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết và thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng.
- Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.
4. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
5. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
Người lao động sẽ được nghỉ 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai và 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
V. Mức hưởng chế độ tài sản năm 2019
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề nhất trước khi nghỉ việc.Nếu thời gian đóng BHXH không liên tục thì được cộng dồn.
- Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con mà tháng sinh con được tính vào thơi gian 12 tháng trước khi sinh thì mức bình quân tiền lương tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc bao gồm cả tháng sinh con.
Điều này có nghĩa, khi sinh con hoặc nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi thì mức hưởng như sau :
1. Trợ cấp 01 lần cho mỗi con bằng hai lần mức lương cơ sở
Từ ngày 01/01/2019- 30/6/2019, mức lương cơ sở sẽ là: 1.390.000đ/thángx2=2.780.000đ.Từ ngày 1/7/2019 trở đi 1.490.000đx2=2.980.000đ.
2. Mức hưởng 06 tháng bằng 100% mức lương bình quân đóng BHXH 6 tháng liền kề nhất trước khi nghỉ việc
Ví dụ : Bạn tham gia BHXH với mức lương 8.000.000/tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là: 8.000.000×6= 48.000.000đ
=> Tổng cộng hai khoản bạn được hưởng là: 48.000.000+2.780.000=50.780.000đ.
Bài viết trên đã cung cấp cho kế toán và người lao động đầy đủ và chi tiết về chế độ bảo hiểm thai sản. Mong rằng, kế toán và người lao động sẽ nắm rõ và áp dụng đúng, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông