Kiến thức Đào tạo Học tập 101 quy tắc khi bạn làm sếp (phần 2)

Học tập 101 quy tắc khi bạn làm sếp (phần 2)

8
Một nơi làm việc vui vẻ là một nơi hiệu quả. Có những quy tắc rất đơn giản, nhưng nếu không để ý, bạn có thể khiến cho nhân viên không hài lòng, mà tất nhiên, chẳng mấy khi họ thể hiện điều đó ra ngoài cho bạn biết.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Hoà hợp với nhân viên

21. Đừng bắt nhân viên đến trong những ngày không có lịch làm việc hoặc gọi họ khi họ đang trong kỳ nghỉ:

Một cách để làm nhân viên phẫn nộ với bạn là xâm nhập vào thời gian riêng của họ – những ngày nghỉ. Trừ khi bạn có điều gì đó chắc chắn phải làm, hãy để họ nghỉ ngơi.

22. Đừng thiên vị:

Thể hiện sự thiên vị có thể làm phán đoán của bạn sai lệch và ảnh hưởng đến khả năng lãnh đạo của bạn. Hãy đối xử với tất cả nhân viên của bạn một cách công bằng.

23. Đừng cướp công:

Đừng hưởng lợi vì ý tưởng của nhân viên. Hành động này không chỉ làm nhân viên bực tức mà còn biến bạn trở thành người không đáng tin cậy.

24. Đừng quản lý vi mô:

Sẽ tốt nếu giữ liên hệ với những điều nhân viên đang làm, nhưng lúc nào cũng kè kè sát sườn họ thì lại phản tác dụng.

25.
Không bao giờ thảo luận về vấn đề của nhân viên với đồng nghiệp của họ. Kiểu “buôn dưa lê” này kiểu gì cũng sẽ đến tai người đó và làm cho bạn chẳng chuyên nghiệp tí nào.

26. Đừng can thiệp vào công việc của nhân viên:

Nếu nhân viên đang hoàn thành công việc, đừng có nhấn mạnh vào cách làm như thế nào. Kể cả nó không được làm theo đúng cách bạn vẫn thường làm, sẽ tốt hơn nếu để cho nhân viên sử dụng phán đoán riêng của họ.

27. Đừng bắt nhân viên làm thêm bất hợp lý:

Bạn không muốn dành tất cả thời gian ở văn phòng, thì nhân viên của bạn cũng vậy.

28. Giữ lời hứa:

Bạn nên luôn luôn giữ lời hứa với nhân viên, đặc biệt là lời hứa về việc trả lương và những lợi ích khác.

29. Đừng đòi hỏi nhân viên làm những việc lặt vặt của bạn.

Tự làm những việc riêng của mình hoặc thuê một người trợ lý.

30. Khen thưởng cho những công việc vất vả:

Chắc chắn rằng nhân viên của bạn cảm thấy được đánh giá cao vì công việc mà họ làm. Nhân viên sẽ sẵn sàng nỗ lực hơn nữa nếu họ biết họ được chú ý và đánh giá cao.

31. Mang lại động cơ:

Đôi khi nhân viên cần một sự củng cố về tinh thần. Mang lại cho họ sự khuyến khích để họ sẵn sàng cho một dự án.

Quản lý bản thân

Trở thành một vị sếp giỏi không chỉ là những điều bạn khuyến khích những người khác làm, mà đó là việc bạn quản lý cách làm việc của bản thân bạn.

32. Dễ tiếp cận:

Đừng trốn biệt trong phòng cả ngày. Ra ngoài và trò chuyện với nhân viên của bạn. Để cho họ biết là họ có thể mang cả khó khăn và mối quan tâm đến gặp bạn.

33. Hãy cởi mở với những lời phê bình có tính xây dựng:

Đó có thể không phải lúc nào cũng là những lời mà bạn muốn nghe, nhưng nghe những lời phê bình có tính xây dựng sẽ mang cho bạn cơ hội học và phát triển từ những sai lầm.

34. Chịu trách nhiệm:

Một phần của việc làm lãnh đạo là chịu trách nhiệm cho sai lầm cả tất cả những việc mà bạn quản lý, không phải của riêng bạn.

35. Biết luôn có chỗ cho sự tiến bộ:

Dù bạn nghĩ bạn giỏi như thế nào, công việc của bạn cũng luôn luôn có thể làm tốt hơn. Luôn luôn sẵn sàng học hỏi.

36. Cải thiện kỹ năng của bạn:

Học tập là một quá trình lâu dài. Bạn không bao giờ quá già để tham dự một lớp học hoặc đề nghị một đồng nghiệp giúp bạn cải thiện kiến thức.

37. Giải thích mọi thứ một cách đơn giản:

Đừng sử dụng những từ ngữ “đao to búa lớn” hoặc những thuật ngữ kỹ thuật để thể hiện rằng bạn thông minh và để gây ấn tượng với những người khác. Nhân viên của bạn sẽ hiểu và làm việc tốt nếu bạn giải thích một cách đơn giản và rõ ràng những gì bạn cần.

38. Hướng dẫn hơn là ra lệnh:

Bạn có thể là sếp, nhưng bạn không được hống hách. Bạn sẽ thành công hơn nếu yêu cầu của bạn được chuyển tải một cách khéo léo hơn.

39. Để nhân viên nắm được kế hoạch công việc:

Đừng làm cho công việc của bạn trở thành bí mật, để cho nhân viên được biết điều gì đang diễn ra và họ được trông đợi sẽ đóng góp những gì.

40. Biết về công việc của cấp dưới của bạn:

Tất nhiên, nếu bạn không muốn bị xem là có kiến thức về công việc kém hơn cả nhân viên của mình.

41. Hãy linh hoạt:

Sẽ tốt nếu chắc chắn về những gì bạn mong đợi, nhưng để nhân viên linh hoạt trong cách họ thực hiện việc đó.

42. Nhận phản hồi thường xuyên:

Nhân viên và các cấp trên của bạn có thể đưa cho bạn những phản hồi quý giá về cách để cải thiện cách làm việc. Sử dụng điều này làm lợi thế.

43. Biết hạn chế của mình:

Bạn không thể biết mọi việc, mọi lúc, mọi nơi. Biết các hạn chế của mình về thời gian, khả năng và nói không với những việc bạn không thể làm được.

Theo Lãnh Đạo

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không