Kiến thức Tài chính kế toán Nội dung kế toán đầu tư XDCB trong doanh nghiệp

Nội dung kế toán đầu tư XDCB trong doanh nghiệp

916

Nội dung kế toán đầu tư XDCB trong doanh nghiệp bao gồm:

  1. Kế toán đầu tư XDCB doanh nghiệp thành lập ban quản lý dự án và tổ chức công tác kế toán riêng quá trình đầu tư XDCB
  2. Kế toán đầu tư XDCB doanh nghiệp KHÔNG thành lập ban quản lý dự án trong kế toán đầu tư XDCB.

Nội dung công việc kế toán của đơn vị chủ đầu tư nói chung và kế toán đầu tư XDCB trong DN nói riêng gồm:

  • Kế toán nguồn vốn đầu tư
  • Kế toán sử dụng vốn đầu tư mà trọng tâm là kế toán chi phí thực hiện đầu tư( kế toán chi phí đầu tư XDCB).
  • Lập Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán vốn đầu tư.

>> Kế toán giá thành công trình xây dựng là gì? Phương pháp hạch toán giá thành công trình xây dựng

>> Hạch toán kế toán xây dựng cơ bản theo thông tư 200

>> Xử lý tài sản cố định hình thành tự xây dựng, sản xuất

Tuỳ thuộc vào việc DN (với tư cách là đơn vị chủ đầu tư) có thành lập ban quản lý dự án và có tổ chức công tác kế toán đầu tư XDCB riêng hay không, đồng thời tuỳ thuộc vào hình thức đầu tư DN lựa chọn.

I. Kế toán đầu tư XDCB doanh nghiệp thành lập ban quản lý dự án và tổ chức công tác kế toán riêng quá trình đầu tư XDCB 

Nội dung kế toán đầu tư XDCB trong doanh nghiệpNguồn: Internet

1. Kế toán nguồn vốn đầu tư XDCB

Để thực hiện các dự án đầu tư XDCB, chủ đầu tư có thể sử dụng các nguồn vốn khác nhau: nguồn vốn ĐTXDCB tự có( vốn do ngân sách hay cấp trên cấp, vốn do chủ sở hữu DN đầu tư…), nguồn vốn vay dài hạn ngân hàng…

Nguồn vốn ĐTXDCB trong DN là nguồn vốn được sử dụng cho mục đích ĐTXD, mua sắm, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho DN mà chủ yếu là tạo ra TSCĐ để phục vụ hoạt động SXKD và các hoạt động khác.

Kế toán nguồn vốn ĐTXDCB sử dụng TK 441- Nguồn vốn đầu tư. Kết cấu cơ bản của TK này như sau :

Bên Nợ: Nguồn vốn đầu tư giảm do:

  • Dự án, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào khai thác sử dụng đã được phê duyệt quyết toán.
  • Nộp trả, chuyển vốn đầu tư cho nhà nước, cơ quan cấp trên, cho chủ đầu tư khác( nếu có).

Bên Có: Nguồn vốn đầu tư tăng do:

  • Ngân sách nhà nước hoặc cấp trên cấp vốn đầu tư
  • Nguồn vốn chủ sở hữu của DN dùng để đầu tư xây dựng
  • Nhận vốn đầu tư được tài trợ, viện trợ, hỗ trợ
  • Nguồn vốn khác dùng để đầu tư( vốn đóng góp của những người được hưởng lợi từ dự án, lãi tiền gửi của vốn đầu tư, nguồn vốn khác…)

Số dư bên Có:

Số vốn đầu tư hiện có của ban quản lý dự án chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng hoạt động đầu tư và xây dựng chưa hoàn thành, hoặc đã hoàn thành nhưng quyết toán chưa được phê duyệt.

TK 441 gồm các TK cấp 2 sau:

TK 4411 – Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Phản ánh số vốn đầu tư do ngân sách nhà nước cấp để thực hiện dự án đầu tư xây dựng.

TK 4412 – Nguồn vốn chủ sở hữu: Phản ánh số vốn đầu tư thuộc nguồn vốn chủ sở hữu của các DN, tổ chức kinh tế chuyển sang để thực hiện dự án. Đối với DN nhà nước, vốn đầu tư được hình thành từ các nguồn:

  • Nguồn vốn ngân sách cấp
  • Vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước
  • Qũy đầu tư phát triển
  • Các khoản thu của nhà nước để lại cho doanh nghiệp
  • Quỹ phúc lợi

TK 4418 – Nguồn vốn đầu tư khác: Phản ánh các nguồn vốn khác để thực hiện dự án đầu tư xây dựng như: Vốn đóng góp từ những người được hưởng lợi từ dự án, lãi tiền gửi được ghi tăng vốn đầu tư…

Và các TK liên quan như: TK 341,111,112,..

Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu về nguồn vốn đầu tư XDCB

1. Khi ban quản lý dự án nhận vốn đầu tư của ngân sách nhà nước cấp, nhận vốn của bộ phận SXKD DN chuyển sang bằng tiền, nhận vốn để cấp tạm ứng hoặc thanh toán cho nhà thầu, kế toán ghi:

  • Nợ TK TK 111,112,331…
  • Có TK 441- Nguồn vốn đầu tư ( 4411,4412)

2. Khi ban quản lý dự án nhận vốn đầu tư chi trực tiếp cho ban quản lý dự án:

  • Nợ TK 642- Chi phí ban quản lý dự án
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
  • Có TK 441- Nguồn vốn đầu tư

3. Khi nhận vốn đầu tư bằng TSCĐ do cấp trên cấp để sử dụng cho hoạt động của ban quản lý dự án, ghi:

  • Nợ TK 211,213
  • Có TK 441- Nguồn vốn đầu tư

Đồng thời ghi :

  • Nợ TK 642- Chi phí ban quản lý dự án
  • Có TK 466 – Nguồn vốn đã hình thành TSCĐ

4. Khi nhận vốn đầu tư bằng vật liệu, thiết bị ,công cụ ,dụng cụ, ghi:

  • Nợ TK 152,153
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
  • Có TK 441- Nguồn vốn đầu tư

5. Khi nhận vốn đầu tư chi trực tiếp cho công trình, ghi:

  • Nợ TK 241-Chi phí đầu tư xây dựng(2411)
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
  • Có TK 441- Nguồn vốn đầu tư

6. Khi nhận các khoản đóng góp bằng ngày công lao động, nguyên vật liệu sử dụng cho xây dựng công trình, phải qui đổi ra tiền để ghi :

  • Nợ TK 152- Nguyờn liệu, vật liệu
  • Nợ TK 241-Chi phí đầu tư xây dựng (2411)
  • Có TK 441- Nguồn vốn đầu tư (4418)

7. Khi nhận các khoản đóng góp bằng tiền, ghi:

  • Nợ TK 111,112
  • Có TK 441- Nguồn vốn đầu tư (4418)

8. Khoản thu hồi ( chênh lệch thu lớn hơn chi) do phá dỡ công trình cũ để xây dựng công trình mới nếu được phép bổ sung nguồn vốn đầu tư, ghi:

  • Nợ TK 421- Chênh lệch thu, chi chưa xử lý
  • Có TK 441- Nguồn vốn đầu tư (4418)

9. Lãi tiền gửi được ghi tăng vốn đầu tư hoặc nhận được các khoản hỗ trợ lãi suất tiền vay trong thời gian thực hiện đầu tư, ghi:

  • Nợ TK 111,112…
  • Có TK 441- Nguồn vốn đầu tư (4418)

10. Nếu ban quản lý dự án nhận công trình đang làm dở của chủ đầu tư khác để tiếp tục thi công thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp, thì coi đây là một khoản ngân sách nhà nước cấp phát, ghi:

  • Nợ TK 241-Chi phí đầu tư xây dựng (2411)
  • Nợ TK 111,112,152,153…
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
  • Có TK 441- Nguồn vốn đầu tư (4411)

11. Trường hợp kế hoạch đầu tư XDCB được thực hiện bằng nguồn vốn vay dài hạn, khi vay dài hạn để thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB, ghi:

  • Nợ TK 111,112,241,…
  • Có TK 341- Vay dài hạn

12. Trường hợp dự án thi công chậm trễ đã hết thời gian ân hạn mà công trình vẫn chưa hoàn thành để đưa vào khai thác sử dụng, khi đó ban quản lý dự án phải trả nợ tiền vay dài hạn, ghi:

  • Nợ TK 341- Vay dài hạn
  • Có TK 111,112

Trường hợp vay dài hạn hay trả nợ vay dài hạn bằng ngoại tệ mà có chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ thì kế toán phản ánh chênh lệch tỷ giá hối đoái vào TK 413 (Nếu hoạt động ĐTXDCB giai đoạn trước hoạt động SXKD) hoặc phản ánh vào doanh thu HĐTC hay chi phí HĐTC (Nếu hoạt động ĐTXDCB thực hiện trong giai đoạn DN đang hoạt động SXKD). Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào cuối năm tài chính phản ánh vào TK 413.

13. Khi nhận được quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép chuyển vốn vay dài hạn về đầu tư XDCB thành nguồn vốn cấp phát của ngân sách nhà nước, ghi:

  • Nợ TK 341- Vay dài hạn
  • Có TK 441- Nguồn vốn đầu tư (4411)

14. Khi ban quản lý dự án nộp trả, chuyển vốn đầu tư cho nhà nước, cho cơ quan cấp trên, cho chủ đầu tư khác( nếu có) , ghi:

  • Nợ TK 441- Nguồn vốn đầu tư
  • Có TK TK 111,112,…

15. Khi đơn vị chủ đầu tư bàn giao dự án( công trình) đang đầu tư xây dựng dở dang cho đơn vị chủ đầu tư khác tiếp tục thực hiện dự án thì đơn vị chủ đầu tư phải bàn giao toàn bộ tài sản và nguồn vốn của dự án, ghi:

  • Nợ TK 441- Nguồn vốn đầu tư
  • Có TK 241-Chi phí đầu tư xây dựng (2411)
  • Có TK 111,112,152,153…
  • Có TK133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

16. Khi dự án hoàn thành, báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB được phê duyệt, ghi:

  • Nợ TK 441( Phần Chi phí đầu tư XDCB được duyệt, kể cả số được duyệt bỏ (nếu có))
  • Có TKTK 241,133,413,…

2. Kế toán quyết toán vốn đầu tư khi dự án (công trình XDCB) hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng

 Nội dung kế toán đầu tư XDCB trong doanh nghiệpNguồn: Internet

Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ Chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa công trình vào khai thác sử dụng.

Chi phí hợp pháp là Chi phí được thực hiện đúng với hồ sơ thiết kế – dự toán đã phê duyệt, bảo đảm đúng định mức, qui chuẩn, đơn giá, chế độ tài chính – kế toán, hợp đồng kinh tế đã ký kết và những qui định của nhà nước có liên quan.

Vốn đầu tư dược quyết toán phaỉ nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc điều chỉnh( nếu có).

Báo cáo quyết toán vốn đầu tư phải xác định đầy đủ, chính xác tổng chi phí đầu tư đã thực hiện( chi tiết theo cơ cấu xây lắp, thiết bị, chi phí khác; chi tiết theo hạng mục công trình, công trình); phân định rõ nguồn vốn đầu tư (chi tiết theo từng nguồn vốn đầu tư); chi phí đầu tư được phép không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư; số lượng và giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: TSCĐ, tài sản lưu động (chi tiết theo nhóm, loại TSCĐ, tài sản lưu động theo chi phí thực tế.

Đối với các dự án (công trình) có thời gian thực hiện đầu tư lớn hơn 36 tháng tính từ ngày khởi công đến ngày nghiệm thu bàn giao đưa vào khai thác sử dụng phải thực hiện qui đổi vốn đầu tư về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng.

Việc phân bổ Chi phí cho từng TSCĐ được xác định theo nguyên tắc: Chi phí trực tiếp liên quan đến TSCĐ nào thì tính cho TSCĐ đó, Chi phí chung liên quan đến nhiều TSCĐ thì phân bổ theo tỷ lệ Chi phí trực tiếp của từng TSCĐ so với tổng Chi phí trực tiếp của toàn bộ TSCĐ.

Đối với các dự án( công trình) có nhiều hạng mục công trình mà mỗi hạng mục công trình hoặc nhóm các hạng mục công trình khi hoàn thành có thể đưa vào khai thác sử dụng độc lập thì chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo hạng mục, trình người có thẩm quyền phê duyệt.

Giá trị đề nghị quyết toán của hạng mục công trình bao gồm: Chi phí xây lắp, Chi phí thiết bị và các Chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hạng mục đó.

Sau khi toàn bộ dự án( công trình) hoàn thành, chủ đầu tư phải tổng quyết toán toàn bộ công trình và xác định mức phân bổ Chi phí chung của công trình cho từng hạng mục công trình để trình người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán phê duyệt.

1. Căn cứ vào quyết định phê duyệt quýêt toán vốn đầu tư hoàn thành của người có thẩm quyền, kế toán ban quản lý dự án ghi:

Nếu TSCĐ hình thành qua đầu tư hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng cho hoạt động SXKD, ghi :

  • Nợ TK 341,441( phần CF ĐTXD được phê duyệt quyết toán kể cả Chi phí được duyệt bỏ( nếu có))
  • Nợ TK 1388( phần Chi phí ĐTXD không được phê duyệt phải thu hồi)
  • Nợ TK 3388( Chi tiết lãi vay phải trả- bàn giao lãi vay)
  • Nợ TK 413( nếu TK 413 dư Có)( bàn giao chênh lệch tỷ giá )
  • Có TK 241- Chi phí đầu tư xây dựng ( 2411,2412)
  • Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) (bàn giao thuế GTGT)
  • Có TK 413( nếu TK 413 dư Nợ)( Bàn giao C/L tỷgiá)

2. Kế toán SXKD nhận công trình, hạng mục công trình hoàn thành (nhận tài sản hình thành qua đầu tư )đưa vào sử dụng, ghi:

  • Nợ TK 211,213,142,152,153(Giá trị tài sản hình thành qua đầu tư)
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
  • Nợ TK 413( Trường hợp TK 413 của ban quản lý dự án dư Nợ)
  • Có TK 341( Nhận bàn giao khoản vay dài hạn)
  • Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh
  • Có TK 413( Trường hợp TK 413 của ban quản lý dự án dư Có)

Nội dung kế toán đầu tư xây dựng cơ bản3. Kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản(CF ĐTXDCB)

Nội dung chi phí đầu tư XDCB:

CF ĐTXDCB bao gồm ba thành phần chi phí(CF): Chi phí xây lắp, Chi phí thiết bị, Chi phí khác.

Chi phí xây lắp bao gồm:

  • Chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ sau khi trừ giá trị vật tư thu hồi được (nếu có)
  • Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng
  • Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công( đường thi công, điện, nước nhà xưởng…), nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công ( nếu có)
  • Chi phí xây dựng các hạng mục công trình
  • Chi phí lắp đặt thiết bị đối với thiết bị cần lắp đặt
  • Chi phí di chuyển lớn thiết bị thi công và lực lượng xây dựng (trường hợp chỉ định thầu nếu có)

Chi phí thiết bị bao gồm :

  • Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ( gồm cả thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công( nếu có), các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất, làm việc, sinh hoạt của công trình( bao gồm thiết bị cần lắp đặt và thiết bị không cần lắp đặt)
  • Chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container( nếu có) tại cảng Việt nam( đối với các thiết bị nhập khẩu), CF bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường.
  • Thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình

Chi phí khác bao gồm:

Chi phí khác được phân theo các giai đoạn của quá trình ĐT và XD, cụ thể:

Chi phí khác ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm:

  • Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi
  • Chi phí tuyên truyền, quảng cáo dự án( nếu có)
  • Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ có liên quan đến dự án( nếu được phép)
  • Chi phí và lệ phí thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư

Chi phí khác ở giai đoạn thực hiện đầu tư gồm :

  • Chi phí khởi công công trình (nếu có)
  • Chi phí đền bù và tổ chức thực hiện trong quá trình đền bù đất đai, hoa màu, di chuyển dân cư và các công trình trên mặt bằng xây dựng, chi phí phục vụ cho công tác tái định cư và phục hồi( đối với công trình xây dựng của dự án đầu tư có yêu cầu tái định cư và phục hồi)
  • Chi phí khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, chi phí mô hình thí nghiệm( nếu có)
  • Chi phí lập hồ sơ mời thầu, chi phí cho việc phân tích, đánh giá kết quả đấu thầu xây lắp, mua sắm thiết bị…
  • Chi phí ban quản lý dự án
  • Chi phí bảo hiểm công trình
  • Chi phí và lệ phí thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công, tổng dự toán công trình

Chi phí khác ở giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng:

  • Chi phí thực hiện việc qui đổi vốn, thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình
  • Chi phí tháo dỡ công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm( trừ giá trị thu hồi)…
  • Chi phí thu dọn vệ sinh công trình, tổ chức nghiệm thu, khánh thành và bàn giao công trình
  • Chi phí đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất( nếu có)
  • Chi phí thuê chuyên gia vận hành và sản xuất trong thời gian chạy thử( nếu có)
  • Chi phí nguyên liệu, năng lượng và nhân lực cho quá trình chạy thử không tảivà có tải( trừ giá trị sản phẩm thu hồi được)…
  • Chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng công trình

Việc phân chia CF ĐTXD thành các nội dung chi phí trên đây là tuân thủ qui định trong qui chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, đơn vị chủ đầu tư là DN có thể theo dõi chi tiết CF ĐTXD theo nội dung chi phí cần quản lý.

Chi phí ĐTXD không bao gồm thuế GTGT đầu vào nếu CF ĐTXD tạo ra TSCĐ dùng cho mục đích SXKD hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. CF ĐTXD bao gồm cả thuế GTGT đầu vào nếu CF ĐTXD tạo ra TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi hoặc dùng cho SXKD hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hay chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

Kế toán CF ĐTXD sử dụng TK 241- Chi phí đầu tư xây dựng. Kết cấu cơ bản của TK này như sau :

Bên Nợ: Chi phí ĐTXD dự án thực tế phát sinh( kể cả các khoản thiệt hại nếu có)

Bên Có:

  • Kết chuyển Chi phí ĐTXD dự án khi quyết toán vốn đầu tư dự án được duyệt.
  • Các khoản ghi giảm Chi phí ĐTXD

Dư Nợ:

  • Chi phí ĐTXD dự án dở dang
  • Giá trị công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng chờ duỵêt quyết toán.

TK 241 gồm các TK cấp 2 sau đây:

TK 2411 – Chi phí ĐTXD dở dang: Phản ánh Chi phí ĐTXD dở dang và tình hình quyết toán vốn đầu tư xây dựng .TK này được mở chi tiết cho từng dự án, công trình, hạng mục công trình và phải theo dõi chi tiết theo nội dung Chi phí ĐTXD(Chi phí xây lắp, thiết bị, Chi phí khác)

TK 2412 – Dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng chờ duyệt quyết toán: Phản ánh giá trị dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng còn chờ duyệt quyết toán, tình hình quyết toán vốn đầu tư. TK này được mở theo từng dự án, công trình, hạng mục công trình và theo dõi chi tiết theo nội dung Chi phí ĐTXD.

Phương pháp kế toán các nghiêp vụ chủ yếu về chi phí đầu tư XDCB:

1. Khi nhận giá trị khối lượng xây lắp, công tác tư vấn, thiết kế và Chi phí XDCB khác hoàn thành do các nhà thầu bàn giao. Căn cứ vào hợp đồng giao thầu, biên bản nghiệm thu khối lượng, phiếu giá, hoá đơn, ghi:

  • Nợ TK 241(2411)- Chi phí đầu tư xây dựng(Chi tiết liên quan)
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
  • Có TK 331- Phải trả cho người bán (Tổng giá TT)

2. Khi nhận thiết bị không cần lắp từ người bán giao thẳng cho bên sử dụng:

Trường hợp thiết bị không cần lắp mua trong nước, ghi:

  • Nợ TK 241- Chi phí đầu tư xây dựng ( Chi tiết chi phí thiết bị)
  • Nợ TK 133– Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
  • Có TK 331- Phải trả cho người bán

Trường hợp thiết bị không cần lắp nhập khẩu, ghi:

  • Nợ TK 241- Chi phí đầu tư xây dựng ( Chi tiết chi phí thiết bị)
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
  • Có TK 33312- Thuế GTGT hàng nhập khẩu
  • Có TK 3333 – Thuế nhập khẩu
  • Có TK 331- Phải trả cho người bán

3. Khi xuất thiết bị không cần lắp từ kho của ban quản lý dự án giao cho bên sử dụng, ghi:

  • Nợ TK 241 Chi phí đầu tư xây dựng ( Chi tiết chi phí thiết bị)
  • Có TK 1523- Thiết bị trong kho

4. Đối với thiết bị cần lắp:

Khi xuất thiết bị cần lắp trong kho đưa đi lắp, ghi:

  • Nợ TK 1524- Thiết bị đưa đi lắp
  • Có TK 1523- Thiết bị trong kho

Khi có khối lượng lắp đặt thiết bị hoàn thành của bên nhận thầu bàn giao, được nghiệm thu và chấp nhận thanh toán thì thiết bị cần lắp đã lắp được coi là hoàn thành đầu tư và được tính vào CF ĐTXD, ghi:

  • Nợ TK 241 – Chi phí đầu tư xây dựng ( Chi tiết chi phí thiết bị)
  • Có TK 1524- Thiết bị đưa đi lắp

Đối với thiết bị cần lắp mua giao thẳng cho bên nhận thầu lắp đặt, thì khi có khối lượng lắp đặt thiết bị hoàn thành của bên nhận thầu bàn giao, được nghiệm thu và chấp nhận thanh toán thì thiết bị cần lắp đã lắp được coi là hoàn thành đầu tư và được tính vào CF ĐTXD, ghi:

  • Nợ TK 241 – Chi phí đầu tư xây dựng (Chi tiết chi phí thiết bị)
  • Có TK 331- Phải trả cho người bỏn

5. Khi các bên nhận thầu xây lắp quyết toán với ban quản lý dự án về giá trị nguyên vật liệu nhận sử dụng cho công trình, ghi:

  • Nợ TK 241- Chi phí đầu tư xây dựng
  • Có TK 152- Nguyên liệu,vật liệu( 1522- Vật liệu giao cho bên nhận thầu)

Trường hợp nhập kho sau đó mới giao cho bên nhận thầu( Trước đó khi xuất vật liệu giao cho bên nhận thầu, kế toán đã ghi:

  • Nợ TK 1522-Vật liệu giao cho bên nhận thầu/ Có TK 1521- Vật liệu trong kho)
  • Có TK 331- Phải trả cho người bán ( Trường hợp vật liệu giao thẳng cho bên nhận thầu)

6. Khi ban quản lý dự án trực tiếp chi các khoản chi phí khác như đền bù đất đai, di chuyển dân cư, CF xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công… , ghi:

  • Nợ TK 24 – Chi phí đầu tư xây dựng ( Chi tiết chi phí liên quan)
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
  • Có TK 111,112,331,311,341,441…

7. Khi phân bổ chi phí ban quản lý dự án cho từng công trình, hạng mục công trình( phân bổ trên cơ sở dự toán chi phí cho hoạt động của ban quản lý dự án đã được duyệt, ghi:

  • Nợ TK 241- Chi phí đầu tư xây dựng ( Chi tiết chi phí khác)
  • Có TK 642- Chi phí ban quản lý dự án

8. Khi bàn giao công cụ, dụng cụ cho bên khai thác sử dụng hạng mục công trình, công trình, ghi:

  • Nợ TK 241- Chi phí đầu tư xây dựng
  • Có TK 153- Công cụ, dụng cụ

9. Khi phát sinh khoản chi phí lãi vay phải trả trong thời gian thực hiện dự án đầu tư, ghi:

  • Nợ TK 241- Chi phí đầu tư xây dựng
  • Có TK 3388- Phải trả, phải nộp khác.

Khi kết chuyển các khoản chênh lệch thu nhỏ hơn chi của hoạt động chạy thử có tải, sản xuất thử có tạo ra sản phẩm, hoạt động thanh lý công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm…vào CF ĐTXD, ghi:

  • Nợ TK 241- Chi phí đầu tư xây dựng
  • Có TK 421- Chênh lệch thu, chi chưa xử lý

Nếu thu lớn hơn chi, kế toán ghi giảm CF ĐTXD, ghi:

  • Nợ TK 421- Chênh lệch thu, chi chưa xử lý
  • Có TK 241- Chi phí đầu tư xây dựng

10. Toàn bộ chi phí chạy thử thiết bị không tải, ghi:

  • Nợ TK 241- Chi phí đầu tư xây dựng
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
  • Có TK 111,112,331…

11. Khi phát sinh các khoản thu hồi( vật liệu nhập lại, các khoản chi phí không hợp lý khi phát hiện được bị loại bỏ, các khoản chênh lệch thu lớn hơn chi do thanh lý tài sản…), kế toán ghi giảm CF ĐTXD:

  • Nợ TK 152,155,138,421,…
  • Có TK 241- Chi phí đầu tư xây dựng

12. Khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành tạm bàn giao đưa vào sử dụng, căn cứ vào hồ sơ tạm bàn giao kế toán ghi :

  • Nợ TK 2412- Dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng chờ duyệt quyết toán
  • Có TK 2411- Chi phí đầu tư xây dựng dở dang

II. Kế toán đầu tư XDCB trong trường hợp doanh nghiệp không thành lập ban quản lý dự án, kế toán quá trình đầu tư XDCB ghi chung trên hệ thống sổ kế toán của đơn vị sản xuất kinh doanh

Nội dung kế toán đầu tư XDCB trong doanh nghiệpTrường hợp DN thực hiện kế hoạch ĐTXDCB nhưng không thành lập ban quản lý dự án thì KT dự án đầu tư được thực hiện trên cùng hệ thống sổ kế toán của DN nhưng phải tuân thủ các qui định của chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư ban hành theo quyết định số 214/2000/QĐ-BTC về nội dung, phương pháp ghi chép và mở sổ kế toán chi tiết phản ánh nguồn vốn đầu tư, Chi phí thực hiện đầu tư, lập các Báo cáo tài chính và quyết toán vốn đầu tư dự án( công trình XDCB) hoàn thành.

1. Kế toán chi phí đầu tư XDCB

Để phản ánh CF ĐTXDCB, kế toán sử dụng TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang. Kết cấu của TK này như sau :

Bên Nợ:

  • Chi phí ĐTXD, mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh
  • Chi phí đầu tư, cải tạo, nâng cấp TSCĐ

Bên Có:

  • Giá trị TSCĐ hình thành qua đầu tư xây dựng, mua sắm đã hoàn thành đưa vào sử dụng
  • Giá trị công trình bị loại bỏ và các khoản duyệt bỏ khác kết chuyển khi quyết toán được duyệt
  • Giá trị công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kết chuyển khi quyết toán.

Dư Nợ:

  • Chi phí ĐTXDCB và sửa chữa lớn TSCĐ dở dang
  • Giá trị công trình XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng hoặc quyết toán chưa được duyệt. TK 241 gồm cácTK cấp 2 sau:

TK 2411 – Mua sắm TSCĐ

TK 2412 – Xây dựng cơ bản: Phán ánh Chi phí ĐTXDCB và tình hình quyết toán Chi phí ĐTXDCB. Phản ánh vào TK này bao gồm: Chi phí xây lắp, Chi phí thiết bị, Chi phí XDCB khác. TK này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình và ở mỗi hạng mục công trình phải theo dõi chi tiết từng loại Chi phí đầu tư (Chi phí xây lắp, Chi phí thiết bị, Chi phí khác)

TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ.

Phương pháp kế toán chi phí đầu tư xây dựng:

Khi phản ánh Chi phí ĐTXD phát sinh, ghi:

  • Nợ TK 241-Xây dựng cơ bản dở dang(2412) (Chi tiết liên quan)
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
  • Có TK 331,111,112,152,…

2. Kế toán nguồn vốn đầu tư và quyết toán vốn đầu tư hoàn thành được phê duyệt

Kế toán nguồn vốn đầu tư và quyết toán vốn đầu tư hoàn thành được phê duyệt sử dụng TK441- Nguồn vốn đầu tư XDCB. Kết cấu TK này như sau :

Bên Nợ: Số vốn đầu tư XDCB giảm do:

  • Xây dựng mới và mua sắm TSCĐ hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng đã kết chuyển ghi tăng nguồn vốn kinh doanh
  • Nộp, chuyển vốn đầu tư XDCB cho cơ quan cấp trên, cho nhà nước

Bên Có: Nguồn vốn đầu tư XDCB tăng do:

  • Ngân sách nhà nước hay cấp trên cấp vốn XDCB
  • Nhận vốn đầu tư XDCB do được tài trợ, viện trợ
  • Bổ sung từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh và các quỹ( quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, qũy phúc lợi)

Dư Có: Số vốn đầu tư XDCB hiện có của DN chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng công tác XDCB chưa hoàn thành, chưa được quyết toán.

Phương pháp kế toán nguồn vốn đầu tư XDCB trong trường hợp này sẽ được nghiên cứu kỹ ở chương 9.

Phương pháp kế toán quyết toán vốn đầu tư XDCB khi công trình XDCB hoàn thành

Khi quyết toán vốn đầu tư công trình XDCB hoàn thành được phê duyệt, kế toán ghi tăng giá trị tài sản hình thành qua đầu tư:

Trường hợp DN sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB để thực hiện dự án

Nếu TSCĐ hình thành qua đầu tư hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng cho mục đích SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

  • Nợ TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB ( Chi phí đầu tư xây dựng được duyệt bỏ)( nếu có)
  • Nợ TK 1388 ( phần chi phí ĐTXD không được phê duyệt phải thu hồi)
  • Nợ TK 211, 213, 142, 152, 153 (Giá trị tài sản chưa có thuế GTGT)
  • Có TK 241 – XDCB dở dang(2412) (Chi phí chưa có thuế GTGT)

Khoản thuế GTGT đầu vào của khoản đầu tư XDCB được khấu trừ với thuế GTGT đầu ra của DN hoặc được hoàn thuế theo tinh thần của luật thuế GTGT và thông tư hướng dẫn kế toán thuế GTGT.

Nếu TSCĐ hình thành qua đầu tư hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng cho mục đích SXKD hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:

  • Nợ TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB ( Chi phí đầu tư xây dựng được duyệt bỏ)( nếu có)
  • Nợ TK 1388 (phần chi phí ĐTXD không được phê duyệt phải thu hồi)
  • Nợ TK 211, 213, 142, 152, 153 ( Giá trị tài sản có thuế GTGT)
  • Có TK 241 – XDCB dở dang(2412) ( Chi phí có thuế GTGT)

Nếu trong quá trình thực hiện kế hoạch ĐTXDCB có sử dụng ngoại tệ mà có phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái thì chênh lệch tỷ giá được hạch toán theo tinh thần của VAS 10 “ ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái” và tinh thần thông tư hướng dẫn hạch toán liên quan đến chuẩn mực này.

Đồng thời, kế toán kết chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh, giảm nguồn vốn đầu tư XDCB, ghi:

  • Nợ TK 441- Nguồn vốn đầu tư XDCB
  • Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh

Trường hợp DN sử dụng quĩ đầu tư phát triển hoặc quĩ phúc lợi để đầu tư xây dựng hình thành tài sản dùng cho SXKD

Khi công trình đầu tư XDCB hoàn thành đưa vào sử dụng, quyết toán vốn đầu tư được phê duyệt, cùng với việc ghi tăng tài sản hình thành qua đầu tư, kế toán đồng thời ghi:

  • Nợ TK 414, 4312
  • Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh

Trường hợp DN sử dụng quĩ phúc lợi để đầu tư xây dựng hình thành tài sản dùng cho hoạt động phúc lợi

Khi công trình XDCB hoàn thành đưa vào sử dụng, quyết toán vốn đầu tư được phê duyệt, cùng với việc ghi tăng tài sản hình thành qua đầu tư, kế toán đồng thời ghi:

  • Nợ TK 4312- Quĩ phúc lợi
  • Có TK 4313- Quĩ phúc lợi đã hình thành TSCĐ

Ngoài việc đáp ứng tốt các nghiệp vụ kế toán – tài chính của các doanh nghiệp thương mại dịch vụ, sản xuất, dược phẩm…phần mềm kế toán MISA SME.NET 2020 còn phù hợp để triển khai với các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực xây lắp và xây dựng công trình hỗ trợ quản lý tốt như:

– Quản lý giá thành theo công trình

– Quản lý hàng tồn kho

– Quản lý công nợ theo công trình, hợp đồng

– Quản lý lãi/lỗ theo từng công trình, hợp đồng

Ngoài ra, phần mềm kế toán MISA SME.NET 2019 còn có các tính năng khác đáp ứng nhu cầu và đặc trưng doanh nghiệp xây dựng:

– Quản lý hồ sơ công trình

– Quản lý tài sản cố định, khấu hao tài sản

– Quản lý hoạt động đầu tư xây lắp

– Quản trị dòng tiền

Hiện nay, với sự tích hợp về công nghệ mang đến những tiện ích ưu việt cho người dùng, phần mềm kế toán MISA SME.NET 2020 đã trở thành một trong những giải pháp ưu tiên hàng đầu dành cho các doanh nghiệp hoạt động thuộc lĩnh vực xây dựng, xây lắp trên toàn quốc.

Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, anh/chị vui lòng click xem tại đây

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không