Kiến thức Thành phẩm, hàng hóa là gì? Đánh giá thành phẩm như thế...

Thành phẩm, hàng hóa là gì? Đánh giá thành phẩm như thế nào?

12893
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh muốn đứng vững trên thị trường và tăng khả năng cạnh tranh phải sản xuất sản phẩm, kinh doanh hàng hoá đạt chất lượng tốt, hình thức mẫu mã đẹp, giá cả hợp lí. Do đó, doanh nghiệp cần phải nắm rõ các biện pháp về tổ chức, kỹ thuật và quản lý kinh tế. Trong đó, kế toán như một công cụ quản lý hữu hiệu nhất. Hãy cùng tìm hiểu những khái niệm về kế toán thành phẩm, hàng hóa.

Khái niệm thành phẩm, hàng hoá

Hàng hóa là gì?

Hàng hoá là những vật phẩm các doanh nghiệp mua về để bán phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội.Hàng hóa trong doanh nghiệp được hiểu là những vật được mua về để phục vụ mục đích kinh doanh và phát triển của đơn vị đó. Những sản phẩm này chủ yếu do mua về. Ngoài ra có thể có nhờ việc liên kết với đơn vị khác hoặc được tặng.
Có thể nói, kế toán hàng hóa là công việc hạch toán liên quan đến hàng hóa. Những nghiệp vụ kế toán liên quan đến vấn đề này được đề cập trong tài khoản 156.

Bán thành phẩm là gì?

Bán thành phẩm là sản phẩm chỉ mới hoàn thành một công đoạn chế biến nhất định nào đó trong công đoạn chế biến cuối cùng trong quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định nhập kho để chờ tiếp tục chế biến hoặc một bộ phận nhỏ có thể bán ra bên ngoài.

Các ngành hàng hóa

Theo tính chất thương phẩm kết hợp với đặc trưng kỹ thuật thì hàng hoá được chia theo các ngành hàng hóa. Trong từng ngành hàng bao gồm nhiều nhóm hàng; mỗi nhóm hàng có nhiều mặt hàng.
Hàng hoá gồm có các ngành hàng:
– Hàng kim khí điện máy;
– Hàng hoá chất mỏ;
– Hàng xăng dầu;
– Hàng dệt may, bông vải sợi;
– Hàng da cao su;
– Hàng gốm sứ, thuỷ tinh;
– Hàng mây, tre đan;
– Hàng rượu, bia, thuốc lá… .
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Phân loại các ngành hàng hóa

Theo nguồn gốc sản xuất gồm có:
– Ngành hàng nông sản;
– Ngành hàng lâm sản;
– Ngành hàng thuỷ sản;
– Ngành hàng công nghệ phẩm… .
Theo khâu lưu thông:
– Hàng hoá ở khâu bán buôn;
– Hàng hoá ở khâu bán lẻ.
Theo phương thức vận động của hàng hoá:
– Hàng hoá luân chuyển qua kho;
– Hàng hoá giao bán thẳng.Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm đó, đã qua kiểm tra đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, được nhập kho hoặc giao trực tiếp cho khách hàng.
Việc phân biệt thành phẩm và nửa thành phẩm chỉ có ý nghĩa trong phạm vi mỗi doanh nghiệp.Ví dụ: Cũng là sợi đạt tiêu chuẩn kĩ thuật quy định được nhập kho hoặc bán trên thị trường của công ty dệt thì lại gọi là nửa thành phẩm; trong khi đó sợi của nhà máy sợi thì lại gọi là thành phẩm vì nó đã sản xuất qua toàn bộ các giai đoạn của quy trình công nghệ kĩ thuật theo thiết kế.

Đánh giá thành phẩm hàng hóa

Theo nguyên tắc giá gốc thì thành phẩm được đánh giá theo giá thành sản xuất thực tế, tùy theo sự vận động của thành phẩm mà ta đánh giá cho phù hợp. Trong đó, phải kể đến đánh giá thành phẩm nhập kho và đánh giá thành phẩm xuất kho.

Đánh giá thành phẩm nhập kho

* Đối với thành phẩm nhập kho:
– Thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoàn thành nhập kho được phản ánh theo giá thành sản xuất thực tế (Zsxtt) của thành phẩm hoàn thành trong kì, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
– Thành phẩm do thuê ngoài gia công chế biến hoàn thành nhập kho: Được tính theo giá thực tế gia công, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí thuê gia công và chi phí liên quan trực tiếp khác (chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong gia công…).
– Thành phẩm đã bán bị trả lại nhập kho: Đánh giá bằng giá thực tế tại thời điểm xuất trước đây.

Đánh giá thành phẩm xuất kho

Đánh giá thành phẩm xuất kho cũng được phản ánh theo giá thành sản xuất thực tế xuất kho. Thành phẩm thuộc nhóm tài sản hàng tồn kho, do vậy theo chuẩn mực số 02 “kế toán hàng tồn kho”, việc tính giá thành thực tế của sản phẩm tồn kho (hoặc xuất kho) được áp dụng một trong bốn phương pháp sau:
1) Phương pháp tính theo giá đích danh
2) Phương pháp bình quân giá quyền (cả kỳ)
3) Phương pháp nhập trước, xuất trước
4) Phương pháp nhập sau, xuất trước

Phương pháp đánh giá hàng hoá nhập kho

Về cơ bản, phương pháp đánh giá hàng hoá nhập kho cũng được áp dụng tương tự như đánh giá vật tư. Nhưng khi nhập kho hàng hoá, kế toán ghi theo trị giá mua thực tế của từng lần nhập hàng cho từng thứ hàng hoá. Các chi phí thu mua thực tế phát sinh liên quan trực tiếp đến quá trình mua như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, tiền thuê kho, bãi… được hạch toán riêng (mà không tính vào giá thực tế của từng thứ hàng hoá), đến cuối tháng mới tính toán phân bổ cho hàng hoá xuất kho để tính trị giá vốn thực tế của hàng hoá xuất kho.
Do vậy, trị giá vốn thực tế của hàng hoá xuất kho được tính bằng 2 bộ phận sau = Trị giá mua hàng hoá + chi phí mua phân bổ cho hàng hoá xuất kho
* Kế toán có thể vận dụng một trong các phương pháp như phương pháp tính giá thực tế vật tư xuất kho đã nghiên cứu ở chương 3 để tính trị giá mua thực tế của hàng hoá xuất kho.
* Đến cuối kỳ kế toán phân bổ chi phí thu mua cho số hàng hoá xuất kho đã bán theo công thức:
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamPhần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ yêu cầu của kế toán bán hàng như:
– Cho phép theo dõi được doanh số bán hàng theo từng mặt hàng, nhóm mặt hàng; theo nhân viên, cửa hàng, từng bộ phận kinh doanh, chi nhánh hoặc toàn công ty; theo từng khách hàng, nhóm khách hàng; Xem Báo cáo lãi lỗ theo từng đơn đặt hàng, hợp đồng…
– Kết nối trực tiếp phần mềm hóa đơn điện tử: Cho phép xuất HĐĐT ngay trên phần mềm kế toán; Ký số lên HĐĐT không cần USB token và Tự động hạch toán doanh thu
– Tự động cảnh báo tình trạng của Khách hàng như: Đang hoạt động, Ngừng hoạt động…giúp giảm thiểu việc kê khai các hóa đơn không hợp lệ.
– Tự động kết chuyển lãi lỗ để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh;
Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, kế toán vui lòng click xem tại đây
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không