Kiến thức Tuyển dụng Bàn về chuyện nên hay không tuyển dụng phụ nữ có bầu

Bàn về chuyện nên hay không tuyển dụng phụ nữ có bầu

353
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamCơ quan bạn đang cần tuyển dụng nhân sự, và bạn là người phụ trách tuyển
dụng. Đã bao giờ bạn nghĩ tới việc tuyển dụng một phụ nữ có bầu chưa?

Bạn có muốn tuyển một phụ nữ đang mang thai?

Nếu bạn là người Anh và câu trả lời của bạn là có, thì bạn là một trong số ít những người dám chấp nhận điều này. Một bản điều tra gần đây do dịch vụ tư vấn luật tuyển dụng Employment Law Advisory Services (ELAS) có văn phòng tại Anh cho thấy chỉ 5% các giám đốc sẽ giao công việc cho một ứng viên đang mang thai.

52% trong số đó cho rằng khi tuyển người, họ cân nhắc việc ứng viên đang có thai, để ý đến vấn đề về tuổi tác và xem xét liệu cô ta có vừa kết hôn hay không.

Năm trước, cũng về vấn đề này, các khiếu nại về vấn đề phân biệt đối xử với phụ nữ có thai gửi đến Uỷ ban Cơ hội Việc làm (Equal Employment Opportunity Commission) đã tăng 14% và họ nhận được 20.400 câu hỏi có liên quan đến vấn đề sinh nở tại trung tâm mới thành lập của mình.

Câu hỏi trắc nghiệm:

Liệu bạn có thuê một phụ nữ làm việc nếu bạn biết cô ta đang mang thai?

– Có, nếu như cô ấy là một ứng cử viên tốt nhất cho công việc.

– Điều đó còn phụ thuộc vào việc cô ấy có kế hoạch xin nghỉ phép sinh con bao nhiêu lâu.

– Tôi sẽ thử ngăn chặn việc đó, nhưng tôi không đề ra nguyên tắc nào cho các khả năng.

– Không.

Tôi hiểu các nhà quản lý muốn tránh phí tổn và sự bất tiện của việc thuê người (mà trong thời gian vài tháng tới sẽ nghỉ phép), cho dù là chỉ nghỉ phép 12 tuần không lương. Đây là tình trạng phổ biến ở hầu hết các bang của Mỹ đối với những phụ nữ làm việc cho các công ty có nhiều hơn 50 nhân viên – hoặc đối với trường hợp nghỉ dài hơn và được hưởng một phần lương (luật pháp Anh quy định phụ nữ được nghỉ phép tối đa 52 tuần có hưởng một phần lương).

Nhưng tôi cũng phân vân không biết có bao nhiêu nhà tuyển dụng cân nhắc đến vấn đề: Khi bỏ qua những ứng viên có bầu, họ có thể đánh mất những giá trị lâu dài về sự trung thành tuyệt đối của các nhân viên.

Người quản lý tuyển dụng tôi đã cân nhắc về vấn đề này khi tôi đang có thai 8 tháng, và công ty đã cho phép tôi nghỉ như các ứng viên khác (tôi được hưởng một phần lương trong một số tuần nhất định), mặc dù không có luật nào buộc họ làm thế cả.

Tác động của việc này đối với một nhân viên như tôi? Tôi đã yêu mến công việc, ông chủ và cơ quan của mình. Tôi làm việc ở cơ quan và làm thêm khi về nhà, làm việc vào bất cứ lúc nào có thời gian: Buổi tối sau khi ăn, vào cuối tuần và trong các ngày nghỉ.

Thậm chí tôi còn uống cà phê để thức thâu đêm với những dự án lớn. Tôi cho bé con của mình uống sữa thay vì cho bú. Hiếm khi tôi cảm thấy gánh nặng công việc, tôi chỉ muốn đáp lại lòng tốt của người chủ và công ty của tôi.

Câu chuyện của tôi có một kết thúc có hậu. Thế còn trường hợp của các bạn thì sao? Hãy chia sẻ câu chuyện của các bạn, dưới hai góc độ: Ông chủ và người làm thuê:

Bạn đã từng bỏ qua một ứng viên có thai chưa? Bạn hối tiếc hay nghĩ rằng mình đã lựa chọn đúng?

Bạn đã bao giờ tuyển một người phụ nữ có thai, bất chấp sự bàn tán của đồng nghiệp?

Bạn đã bao giờ bị từ chối nhận vào làm việc hay thăng tiến sự nghiệp do đang mang thai chưa?

Bạn có được tuyển dụng khi đang mang thai hơn ba tháng chưa? Tác động (nếu có) đến hiệu quả công việc của bạn là gì?

Câu hỏi quan trọng nhất: Bạn có cho rằng luật nghỉ sinh ở các quốc gia khác nhau có tác động trước tiên đến việc phụ nữ có thai được tuyển dụng?

Theo Bielaszka – DuVernay// Theo Tuanvietnam // HarvardS

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không