Kiến thức Tuyển dụng Thị trường nhân lực đang nghiêng về nhà tuyển dụng

Thị trường nhân lực đang nghiêng về nhà tuyển dụng

7

VietnamWorks, nhà cung cấp các dịch
vụ tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam vừa công bố “Báo cáo chỉ số
nhân lực trực tuyến Việt Nam tháng 7/2011”. Đây là bản tổng kết hàng
tháng về những diễn biến đã xảy ra trên thị trường nhân lực trực tuyến
trong tháng vừa qua thông qua số liệu ghi nhận từ trang web
VietnamWorks.

Ông Chris Harvey, CEO VietnamWorks cho biết: “Với
báo cáo hàng tháng về thị trường nhân lực trực tuyến Việt Nam, chúng
tôi hy vọng sẽ phản ánh những diễn biến của thị trường nhanh chóng và
kịp thời. Chúng tôi cũng hy vọng báo cáo sẽ phần nào giúp các doanh
nghiệp hiểu hơn về thị trường lao động trực tuyến, từ đó đưa ra những
quyết định phù hợp cho chiến lược kinh doanh cũng như trong quản lý nhân
sự trong một thời điểm nhất định”.

Theo báo cáo tháng 7, chỉ số nhân lực trưc tuyến tăng 20%, có nghĩa
thị trường vẫn nghiêng về phía nhà tuyển dụng; cạnh tranh giữa người tìm
việc để có một công việc trở nên gay gắt hơn. Nhu cầu nhân lực trực
tuyến đang tiêp tục xu hướng giảm so với tháng 6, tuy nhiên một số ngành
nghề có mức tăng về nhu cầu nhân lực trực tuyến khá mạnh, trong đó có
Ngân hàng và Chứng khoán. Ngoài ra, báo cáo còn cho thấy Hành chính/ Thư
ký, Nhân sự và Xuất-nhập khẩu là những ngành có tỉ lệ cạnh tranh cao
nhất.

Chỉ số nhân lực trực tuyến tháng 7 tăng 20%

Chỉ số nhân lực trực tuyến được tính bằng tỉ lệ giữa tổng số hồ sơ
ứng tuyển cho những việc làm đăng trên trang web VietnamWorks trong một
tháng và tổng số việc làm trong tháng này so với thời kỳ gốc là tháng
1/2011 (index=100). Đây là chỉ số cho thấy mối tương quan giữa nguồn
cung và nhu cầu nhân lực trực tuyến theo tháng. Chỉ số tăng có nghĩa thị
trường sẽ nghiêng về phía nhà tuyển dụng, chỉ số giảm có nghĩa thị
trường sẽ nghiêng về phía người tìm việc.

Theo số liệu ghi nhận từ trang web VietnamWorks, chỉ số nhân lực trực
tuyến tháng 7-2011 tăng 20% so với tháng 6. Chỉ số nhân lực trực tuyến
tăng liên tục từ tháng 4 năm nay cho thấy thị trường vẫn tiếp tục xu
hướng nghiêng về phía nhà tuyển dụng. Trong xu hướng này, nhà tuyển dụng
có nhiều lợi thế nhờ lượng ứng viên ứng tuyển cho mỗi vị trí tuyển dụng
tăng lên. Ngược lại, người tìm việc phải cạnh tranh nhiều hơn để có
được công việc họ mong muốn.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Chỉ số nhân lực trực tuyến

 

Đồng thời, với nhu cầu nhân
lực trực tuyến trong tháng 7/2011 giảm 12% so với tháng 6; thị trường
trong một vài tháng tới được dự báo sẽ tiếp tục có lợi cho nhà tuyển
dụng bởi vì theo xu hướng hàng năm, nhu cầu tuyển dụng sẽ giảm và nguồn
cung cho thị trường sẽ dồi dào hơn khi lực lượng sinh viên mới ra trường
tham gia vào thị trường lao động. 

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Chỉ số nhu cầu nhân lực trực tuyến

Ngân hàng và Chứng khoán nằm trong top 5 ngành nghề có mức tăng nhu cầu nhân lực trực tuyến cao nhất

Mặc dù nhu cầu nhân lực trực tuyến trong tháng 7 trên thị trường lao
động trực tuyến giảm 12% so với tháng 6; một số ngành nghề vẫn có mức
tăng trưởng cao so với tháng 6 như Hàng cao cấp (tăng 190%), Chứng khoán
(tăng 30%), Thực phẩm/Đồ uống (tăng 25%), Bán lẻ/bán sỉ (tăng 20%) và
Ngân hàng (tăng 18%). Việc Chứng khoán và Ngân hàng cùng nằm trong top 5
ngành mức tăng về nhu cầu nhân lực cao nhất sau ba tháng liên tiếp
không tăng trưởng là một trong những tín hiệu tốt cho ngành dịch vụ tài
chính.

Hành chính/ Thư ký, Nhân sự và Xuất – nhập khẩu có mức độ cạnh tranh cao nhất

Mức độ cạnh tranh của ngành nghề được tính bằng tỉ lệ giữa tổng số
lượng hồ sơ ứng tuyển cho những vị trí đăng tuyển trên trang web
VietnamWorks và tổng số vị trí đăng tuyển trong mỗi ngành nghề trong một
tháng; và được so sánh với số hồ sơ ứng tuyển bình quân cho mỗi vị trí
trong tháng đó.

Trong tháng 7/2011, ba ngành nghề có chỉ số cạnh tranh cao nhất bao
gồm Hành chính/ Thư ký, Nhân sự và Xuất – nhập khẩu. Ông Chris Harvey
chia sẻ: “Người tìm việc muốn ứng tuyển
vào những ngành này cần phải chú ý đến những kỹ năng giao tiếp và xử lý
tình huống nhiều hơn vì ngoài kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm
việc, đây là những kỹ năng bắt buộc cho những công việc thuộc ngành này.
Nếu họ có thể trang bị cho mình tốt những kỹ năng này, cơ hội để họ
thành công khi tìm việc sẽ cao hơn”.

Theo dddn.com.vn

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không