Kiến thức Tuyển dụng Các kinh nghiệm để bạn tự tin phỏng vấn trong bữa ăn

Các kinh nghiệm để bạn tự tin phỏng vấn trong bữa ăn

6
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamCác cuộc phỏng vấn thường rất áp lực, ngay cả đối với những ứng viên có nhiều kinh nghiệm. Và sẽ càng bị áp lực hơn nếu bạn được mời gặp nhà tuyển dụng trong một bữa ăn. Vừa phải “ăn cho đúng cách”, vừa phải “nói cho đúng lời”, khó lắm thay!

Tại sao lại có hình thức phỏng vấn lạ lùng như vậy?

Đơn giản vì qua bữa ăn, nhà tuyển dụng có cơ hội đánh giá bạn về kỹ năng xã hội và khả năng đối mặt với sức ép trong công việc. Đồng thời, nhà tuyển dụng cũng có thể đánh giá khả năng giao tiếp và sự nhanh nhạy của ứng viên trong công việc sắp tới.

Bên cạnh đó, tính cách của người xin việc sẽ khắc họa rõ nét qua cách ăn uống. Tác phong ăn uống của bạn là yếu tố rất quan trọng, nếu không muốn nói đây chính là yếu tố quyết định giúp bạn nổi bật hơn những đối thủ khác. Vì thế, hãy trang bị cho mình những kỹ năng tốt nhất trước khi “nhập tiệc”.

Trước “bữa phỏng vấn”

Nếu lo lắng, bạn hãy tìm hiểu về nhà hàng được mời trước. Bạn cần phải biết thực đơn nhà hàng có gì, bạn sẽ muốn gọi món nào và thậm chí phải biết được nhà vệ sinh nằm ở đâu. Hãy sử dụng internet hay tạp chí để có khái niệm về nơi sẽ đến. Nếu có thể, hãy đến đây ăn một lần để tự tin hơn trong buổi phỏng vấn.

Hãy học cách sử dụng muỗng nĩa trong bữa ăn.

Hãy mở khăn ăn và phủ khăn lên đùi khi mọi người đã ngồi hết vào bàn.

Trong “bữa phỏng vấn”

Luôn luôn lịch sự. Hãy dành những từ “vui lòng” và “cảm ơn” không chỉ cho nhà tuyển dụng mà còn cho cả người phục vụ nhà hàng.

Không đặt khuỷu tay lên bàn ăn, ngồi thẳng lưng và đừng nói khi miệng vẫn còn “ngồm ngoàm” thức ăn.

Đừng gọi những món ăn có thể sẽ gây phiền phức cho bạn như: mì ống với nhiều nước sốt, những món thịt có xương, món sườn, sandwich loại to. Và những món ăn hấp dẫn như tôm, cua bạn cần phải nhịn.

Không nên gọi những món ăn đắt tiền nhất trong thực đơn.

Nên gọi những món ăn có thể cắt thành miếng nhỏ dễ dàng. Hãy dùng muỗng để ăn súp, điều này sẽ giảm nguy cơ làm đổ thức ăn ra bàn.

Cắt bánh mì thành từng lát nhỏ và cũng ăn từng miếng một.

Nếu muốn rời bàn ăn, hãy đặt khăn ăn lên ghế hay tay ghế.

Trong bữa ăn, nên thoải mái, lắng nghe và hào hứng trong khi trao đổi với nhà tuyển dụng.

Không nên uống những loại nước có chứa cồn trong buổi phỏng vấn này. Tự bản thân “bữa phỏng vấn” cũng đã căng thẳng lắm rồi, bạn cũng không nên uống rượu làm gì.

Sau “bữa phỏng vấn”

Nhẹ nhàng đặt khăn ăn lên bàn cạnh đĩa ăn.

Đừng áy náy khi để nhà tuyển dụng trả tiền cho bữa ăn. Người mời bạn luôn muốn được trả tiền hóa đơn và cả tiền cho người phục vụ.

Nên nói cảm ơn nhà tuyển dụng về bữa ăn. Khi về nhà, bạn nên gửi một lá thư cảm ơn cũng như bày tỏ sự quan tâm của bạn đối với công việc sắp tới.

Nếu trong buổi phỏng vấn đó, bạn thể hiện mình là người lịch thiệp, nhẹ nhàng, biết lắng nghe, có thể dung hòa giữa công việc và sự nghỉ ngơi thì bạn sẽ có được công việc bạn mong muốn. Sau này, bạn có thể mời nhà tuyển dụng một bữa ăn thật chân tình, chứ không còn căng thẳng nữa.

Điều đầu tiên và đơn giản nhất là khi sử dụng món ăn, dao được cầm ở tay phải, nĩa được cầm ở tay trái. Thức ăn khô được đưa lên miệng bằng nĩa. Ngược lại thức ăn nước (súp, cháo…) được ăn bằng muỗng. Những món chung thường có một bộ dao nĩa muỗng riêng. Khi bạn lấy thức ăn trên đĩa chung, bạn không nên sử dụng dao, nĩa của riêng mình mà dùng bộ dao nĩa chung.

Dao được dùng để cắt, thái thịt, lấy gia vị, tuyệt đối không được dùng dao để ăn. Khi ăn thịt, tay trái dùng nĩa, tay phải dùng dao cắt thịt. Bạn cắt thịt thành từng lát mỏng thay vì cắt đi cắt lại nhiều lần. Dao sau khi cắt thịt được đặt lên cạnh đĩa và lưỡi dao hướng vào phía trong. Lúc này bạn có thể chuyển nĩa từ tay trái sang tay phải cho thuận lợi.

Thường thì nhà hàng sẽ có các loại dao, nĩa phù hợp với từng món ăn riêng. Các loại thịt bản to, thớ dai như thịt bò bít tết, đùi gà nướng… sẽ cắt dễ dàng hơn với loại dao ăn có răng cưa sâu và nĩa 4 răng. Các loại thịt mềm hơn (như thịt bò hầm, tôm bóc vỏ) hoặc củ quả, trái cây (cà chua, dưa chuột, cà rốt) có thể dùng loại dao nhỏ và ngắn hơn.

Khi ăn trái cây, bạn có thể dùng loại nĩa 2 hoặc 3 răng, nhỏ và ngắn. Nên ăn từng miếng trái cây nhỏ một, để nĩa chúc xuống, ăn hết rồi lại lấy tiếp. Ngay cả khi ăn salad hoặc củ quả thái lát, bạn nên dùng nĩa lấy đồ ăn vào đĩa của mình rồi lấy dao cắt nhỏ phần củ quả, sau đó mới ăn. Tránh trường hợp bạn ăn một miếng mà thức ăn vẫn còn trên nĩa.

Theo www.tapchilamdep.com

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không