Nếu bạn là một trong số hàng ngàn người thất nghiệp thì có lẽ bạn sẽ quá hiểu cái cảm giác bực bội, chán nản và thất vọng. Bạn đã làm tất cả những điều có thể nhưng tất cả chỉ là vô vọng. Hãy thử áp dụng các biện pháp khác như:
1. Chủ động
Đừng chờ đến khi công việc được đăng tải quảng cáo rồi mới nộp hồ sơ. Ước tính cho thấy 80% các vị trí tuyển dụng không được đăng tải công khai. Hãy nhảy một bước xa hơn so với các đối thủ cạnh tranh của bạn. Hãy liệt kê một danh sách tương đối những công ty – cơ quan phù hợp với khả năng chuyên môn và vị trí mà bạn muốn được tuyển dụng. Sau đó hãy gửi bản CV, cũng như thư xin việc đã được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng của bạn trực tiếp tới bộ phận quản lý nhân sự hoặc lãnh đạo cơ quan đó. Đừng quên liệt kê thật chi tiết những kỹ năng cũng như kinh nghiệm bạn có được.
Đó mới chỉ là bước đầu tiên. Chính vì vậy, đừng chán nản, ngã lòng khi không nhận được phản hồi hay thông báo rằng hồ sơ của bạn sẽ được lưu giữ. Hãy kiểm tra các trang thông tin của cơ quan đó như website, bản tin hàng tháng, hàng quý để biết được những thông tin về tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, khách hàng mới, quan hệ đối tác mới. Có thể khi có những đối tác mới, khách hàng mới họ sẽ tuyển dụng thêm nhân viên. Hãy sử dụng những thông tin này như là một cơ hội để giữ liên lạc với họ. Điều đó cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thực sự quan tâm và mong muốn làm việc với cơ quan họ.
2. Tạo ra sự khác biệt
Hãy nghĩ đến cách tách ra khỏi số đông khi liên hệ với công ty tuyển dụng – nghĩa là tạo ra sự khác biệt và ấn tượng. Sử dụng các sự kiện như là một lợi thế: Chẳng hạn gửi thiếp chúc mừng vào ngày sinh nhật công ty, ngày lễ Giáng sinh hoặc nhân dịp năm mới kèm theo CV của bạn. Họ có thể không có kế hoạch tuyển dụng trong thời gian đó nhưng điều quan trọng là bạn đã thu hút được sự chú ý của họ. Ngay khi họ có kế hoạch tuyển dụng bạn sẽ là người đầu tiên mà họ gửi thông báo. Mục đích của việc làm này là “gửi được một chân” vào cánh cửa phỏng vấn – cơ hội để thể hiện cho nhà tuyển dụng biết kỹ năng và khả năng của bạn. Đó thường được coi là công đoạn khó nhất.
3. Network
Hãy tận dụng tất cả những mối quan hệ bạn đang có: bạn bè các cấp, bạn bè của bạn bè, anh chị em, đồng nghiệp cũ, các mối quan hệ của gia đình… để thu thập các thông tin tuyển dụng. Bên cạnh các thông tin được đăng tải quảng cáo, đây là cách bạn có thể tối đa hóa được những cơ hội ứng tuyển của mình. Không đơn thuần là việc nắm bắt thông tin, việc khai thác những mối quan hệ cá nhân này biết đâu lại là một trong những lợi thế lớn của bạn so với những ứng viên khác.
4. Tận dụng internet
Tùy thuộc vào loại công việc bạn đang tìm kiếm, tuy nhiên tận dụng internet để tăng cường cơ hội của bạn là một ý tưởng sáng tạo. Không ít các nhà tuyển dụng hiện nay tìm kiếm thông tin của ứng viên thông qua các công cụ internet. Vì thế ngoài việc đăng tải CV thông qua các trang web tìm việc, đừng quên đăng tải những thông tin cá nhân, CV trên các trang thông tin cá nhân khác như blog, Facebook…
5. Học thêm các chứng chỉ nghề nghiệp
Khi những cố gắng trên của bạn không đem lại kết quả như mong muốn, hãy nghĩ đến tình huống: Phải chăng bản CV của bạn còn “quá mỏng”, nghĩa là những kinh nghiệm và kỹ năng bạn liệt kê ra còn khá khiêm tốn đế thuyết phục nhà tuyển dụng. Hãy suy nghĩ đến việc bố sung thêm các kỹ năng nghề nghiệp của mình bằng cách tham gia các lớp học, bổ sung thêm các chứng chỉ nghề nghiệp. Trên thực tế theo như điều tra của trường Home Learning College, 35% số người trong tuổi lao động ở Anh nói rằng họ cần các chứng chỉ nghề nghiệp để được chấp nhận vào vị trí hiện tại.
Theo Dantri/Careerbuilder
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông