Nhiều quyết định quan trọng có hiệu lực

28
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamBắt đầu từ tháng 9, hàng loạt quyết định quan trọng có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, cũng như doanh nghiệp như các giao dịch chứng khoán bị cấm, kiểm dịch thực vật quả tươi, cây, cỏ trước khi nhập khẩu, giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2012 cho doanh nghiệp sử dụng trên 300 lao động … sẽ chính thức có hiệu lực.
Miễn thuế xuất khẩu dừa
Ngày 18/07/2012, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 114/2012/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng dừa quả thuộc nhóm 0801 trong Biểu thuế xuất khẩu.
Theo quy định tại Thông tư này, thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng dừa quả giảm xuống còn 0% thay cho mức 3% hiện hành. Việc miễn thuế xuất khẩu dừa quả này là nhằm tháo gỡ khó khăn cho người trồng dừa và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến dừa xuất khẩu trước tình hình giá dừa quả liên tục giảm.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/9/2012.
Miễn 2 năm thuế TNDN đối với Tổ chức tài chính Tình Thương
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 116/2012/TT-BTC, hướng dẫn áp dụng thí điểm chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với Tổ chức tài chính quy mô nhỏ TNHH 1 thành viên Tình Thương.
Theo đó, kể từ ngày 1/9, tổ chức tài chính quy mô nhỏ TNHH 1 thành viên Tình Thương sẽ được miễn thuế TNDN trong 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với phần thu nhập có được từ việc thực hiện hoạt động tài chính vi mô. Thời gian miễn thuế, giảm thuế này được tính liên tục từ kỳ tính thuế năm 2012.
Chính sách ưu đãi thuế thí điểm đối với Tổ chức tài chính quy mô nhỏ TNHH 1 thành viên Tình Thương quy định tại Thông tư này, được áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2012 đến khi Luật Thuế TNDN, số 14/2008/QH12 được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực thi hành.
Giảm 30% thuế TNDN cho DN sử dụng trên 300 lao động
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 29/2012/QH13 về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân.
Theo đó, Chính phủ giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, không bao gồm doanh nghiệp trong lĩnh vực xổ số, bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế thu nhập đặc biệt, doanh nghiệp xếp hạng 1, hạng đặc biệt thuộc Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước.
Ngoài ra Chính phủ cũng giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến: nông sản, lâm sản, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử; doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động xây dựng công trình hạ tầng kinh tế – xã hội. Đây là những doanh nghiệp có tổng số lao động sử dụng thường xuyên bình quân 2012 trên 300 người, chưa kể lao động có hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng. 
Số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm của doanh nghiệp là số thuế tạm nộp hàng quý và số thuế còn phải nộp theo quyết toán thuế năm 2012.
Cùng những quy định trên, Nghị định cũng chỉ rõ trong cùng 1 thời gian, nếu doanh nghiệp được hưởng các mức ưu đãi thuế khác nhau đối với cùng 1 khoản thu nhập thì được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi thuế có lợi nhất. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, thì số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm theo quy định tại Nghị định này được tính trên số thuế còn lại, sau khi đã trừ đi số thuế thu nhập doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20/9/2012
Các giao dịch chứng khoán bị cấm 
Kể từ ngày 15/9, thực hiện Nghị định 58/2012/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán, thì các hoạt động nội bộ trong chứng khoán sẽ bị cấm bao gồm các hành vi sau: Sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; vô tình hay cố ý tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ. 
Cùng với đó, giao dịch thao túng thị trường chứng khoán bị cấm bao gồm: Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;…
Ngoài ra, các giao dịch bị cấm khác như: Tổ chức, cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc bỏ sót không công bố các thông tin cần thiết về một chứng khoán, gây hiểu nhầm nghiêm trọng sau đó mua hoặc bán chứng khoán đó để kiếm lợi; công ty chứng khoán thay đổi thứ tự ưu tiên đối với lệnh đặt của khách hàng;…
Kiểm dịch thực vật quả tươi, cây, cỏ trước khi nhập khẩu
Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư 39 quy định Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo đó, danh mục này bao gồm: Cây và các bộ phận của cây còn sống được sử dụng để trồng trọt; Quả tươi; Cỏ và hạt cỏ các loại; Sinh vật có ích và sinh vật sống khác có nguy cơ gây hại tài nguyên thực vật; 5- Gỗ tròn, gỗ xẻ chưa qua xử lý kiểm dịch thực vật; Các vật thể khác có nguy cơ cao mang theo dịch hại thuộc diện điều chỉnh của Việt Nam.
Các vật thể trên phải được phân tích nguy cơ dịch hại khi vật thể nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp: Lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam hoặc có xuất xứ mới.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 27/9/2012
Quy định về tài chính với tổ chức tín dụng nước ngoài
Ngày 20/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định số 57/2012/NĐ-CP về chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo Nghị định, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định do Chính phủ quy định. Khi có sự thay đổi vốn điều lệ, vốn được cấp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải công bố công khai số vốn điều lệ, vốn được cấp mới.
Ngoài ra. Nghị định cũng nêu rõ, tổ chức tín dụng chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng không được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính tổ chức tín dụng đó.

Theo Vnmedia

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không