Kiến thức Tài chính kế toán Sai lầm của kế toán doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thực...

Sai lầm của kế toán doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thực phẩm thường gặp nhất

1044
doanh nghiệp thực phẩm

Kế toán doanh nghiệp thực phẩm thường thực hiện nghiệp vụ trên 2 loại hình kinh doanh: Thương mại và Sản xuất. Để tăng cường quản lý tài chính doanh nghiệp hướng đến đảm bảo đầy đủ quy trình nghiệp vụ, kế toán doanh nghiệp cần nắm bắt những sai lầm trong quá trình thực hiện nghiệp vụ từ đó tìm ra phương pháp làm việc hiệu quả.

I. Mô tả đặc điểm loại hình doanh nghiệp

#Đối với doanh nghiệp Thương mại Thực phẩm

Các sản phẩm thực phẩm có đặc điểm sau:

  • Quản lý hàng nhiều đơn vị tính: Kg, cái, hộp, lốc, Thùng,…
  • Quản lý hàng hóa theo Hương vị, màu sắc
  • Sản phẩm có thời hạn sử dụng nên cần quản lý theo lô (Số lô, HSD)
  • Sản phẩm được phân chia thành nhiều loại (Tươi sống, chế biến, đông lạnh, đồ khô …vv)
  • Số lượng sản phẩm nhiều: > 1000 mặt hàng
  • Quản lý hàng hóa theo nhiều kho để quản lý theo chủng loại hoặc địa điểm kho
  • Sản phẩm được chia thành nhiều loại nên cần quản lý theo nhóm vật tư hàng hóa
  • Áp dụng phương pháp tính giá xuất kho: nhập trước xuất trước, phương pháp đích danh.
  • Quản lý hàng hóa theo mã vạch

Với doanh nghiệp thương mại thực phẩm để đáp ứng được yêu cầu công việc kế toán cần doanh nghiệp cần triển khai dịch vụ mua hàng, bán hàng.

|Đọc thêm: Nghiệp vụ cơ bản của kế toán doanh nghiệp thực phẩm

#Đối với doanh nghiệp sản xuất Thực phẩm

* Là quá trình sản xuất ra các sản phẩm từ các loại nông sản thô hoặc tươi sống… để cung cấp  cho thị trường nội địa hoặc xuất khẩu

* Doanh nghiệp có đặc thù như sau:

Mua nguyên vật liệu (nông, hải sản tươi sống như tôm, cá, lúa, gạo, mì…) không có hóa đơn từ các nông dân, hộ cá thể, hợp tác xã. Khi mua từ nông dân, hộ cá thể phải có chữ ký của nông dân, hộ cá thể.

o Phụ liệu(các loại gia vị như đường, muối…)
o Hương liệu trong nước hoặc nhập khẩu (các mùi hương như vani, táo, socola…)

Nguyên phụ liệu và thành phẩm có thời hạn sử dụng nên cần quản lý theo số lô, hạn dùng. Có thể có hoạt động bao tiêu nguyên liệu đầu vào để đảm bảo chất lượng và khả năng cung ứng kịp thời.

Với doanh nghiệp sản xuất thực phẩm để đáp ứng được yêu cầu công việc kế toán cần doanh nghiệp cần triển khai dịch vụ giá thành, bán hàng.

doanh nghiệp thực phẩm

II. Những sai lầm của kế toán doanh nghiệp thực phẩm cần tránh trong quản lý tài chính kế toán doanh nghiệp

#Đối với doanh nghiệp Thương mại Thực phẩm

Thứ nhất, kế toán gặp khó khăn trong việc quản lý hàng tồn kho theo nhiều đơn vị tính dẫn đến mất thời gian, sai sót trong việc hạch toán, kiểm kê hàng tồn kho

Thứ hai, nhiều DN gặp khó khăn trong việc quản lý hàng đã giao cho nhân viên tiếp thị, số lượng hàng từng nhân viên tiếp thị đã bán dẫn tới mất nhiều thời gian, công sức tổng hợp hoặc nhầm lẫn

Thứ ba, nhiều DN gặp khó khăn trong việc tổng hợp đơn đặt hàng từ khách hàng, các cửa hàng, nhân viên tiếp thị để tính toán số lượng hàng nhập dẫn đến mất nhiều thời gian, công sức hoặc chậm tiến độ giao hàng

Thứ tư, khó khăn trong việc áp dụng, theo dõi chính sách bán hàng cho các nhóm KH khác nhau dẫn đến bán nhầm giá cho KH, làm giảm uy tín và sai lệch doanh thu.

Thứ năm, khó khăn trong việc kiểm soát hàng hóa trả lại của khách hàng và phải trả nhà cung cấp dẫn đến khó theo dõi các khoản hàng hóa đổi trả, mất nhiều thời gian trong việc quản lý

Thứ sáu, khó khăn trong việc hạch toán đa ngoại tệ, xử lý chênh lêch, đánh giá lại ngoại tệ và tỷ giá xuất quỹ dẫn đến thất thoát quỹ.

#Đối với doanh nghiệp Sản xuất Thực phẩm

Xem tại: Tài liệu kế toán doanh nghiệp sản xuất 2021 mới nhất

| Đọc thêm: Thủ tục tiêu hủy hàng hóa hết hạn sử dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm, thực phẩm, hóa mỹ phẩm..

Quản trị tài chính kế toán DN dược phẩm, thực phẩm – Giải pháp nào cho doanh nghiệp?
Quản lý hàng tồn kho theo số lô, hạn dùng hiệu quả hơn với phần mềm kế toán MISA SME.NET

III. Phương pháp quản lý tài chính kế toán doanh nghiệp thực phẩm

Với lĩnh vực thực phẩm, phần đa doanh nghiệp thương mại và sản xuất từ quy mô nhỏ trở lên đã lựa chọn phần mềm để quản lý do khối lượng lớn nguyên vật liệu và quản lý nhiều mặt hàng khiến cách thức quản lý cũng phải thay đổi để quản lý được số lượng nhiều và lớn.

Xem tại: Lời giải cho bài toán quản lý tài chính kế toán doanh nghiệp thực phẩm

MISA thiết lập nhiều tiêu chí phân bổ như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, định mức… cho phép kế toán lựa chọn và phân bổ các khoản chi phí này chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí.

  • Đánh giá sản phẩm dở dang: Đây là bước quan trọng nhằm xác định giá trị sản phẩm dở dang chuyển sang kỳ sau trước khi tính giá thành kỳ này.
  • Tính giá thành sản phẩm: Phần mềm sẽ tự động tập hợp hết tất cả các khoản chi phí và tính giá thành theo công thức:Tổng giá thành sản phẩm = Giá trị dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ – Chi phí dở dang cuối kỳ. Sau đó, hệ thống sẽ tính ra giá thành từng đơn vị sản phẩm chính xác theo từng phương pháp tính giá thành.

Anh/chị kế toán quan tâm có thể tìm hiểu thêm về giải pháp quản lý hàng hóa hiệu quả với phần mềm kế toán MISA SME.NET 2020 cho doanh nghiệp sản xuất Thực phẩm tại link dưới đây:

> Xem thêm: Phần mềm kế toán cho các doanh nghiệp thực phẩm

 

| Đọc thêm: Cách hạch toán kế toán đơn vị kinh doanh dược phẩm
Những điều kiện và thủ tục thành lập công ty chế biến thực phẩm

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không