Kiến thức Đãi ngộ Gọi to tên người bị sa thải!

Gọi to tên người bị sa thải!

10
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamTrước đây, khi công ty không còn trong thời kỳ “ăn nên làm ra”, quyết định cho nghỉ việc sẽ được ban lãnh đạo gặp riêng nhân viên và “nói chuyện nhẹ nhàng”. Nhưng chuyện đó chẳng còn tồn tại được bao lâu nữa trong thời đại của sự minh bạch và rõ ràng: Việc sa thải nhân viên cũng sẽ được đăng tin rộng rãi.
Công khai để kiểm soát thông tin
Giám đốc điều hành một công ty ở California lựa chọn việc đăng tin sa thải nhân viên lên website của công ty dù rằng nhiều nhân viên chưa hề được tin họ sắp mất việc.
Tin này lập tức được 1 blog chuyên lượm lặt những câu chuyện trong đời sống xã hội ở thung lũng Silicon tung lên và ngay lập tức xuất hiện trên các trang báo khác. Vị giám đốc này giãi bày: Chính việc đăng tin sa thải công khai như thế đã giúp phòng tránh các bài báo đưa tin sai lệch.
Ở thung lũng Silicon, chuyện đăng tải thông tin sa thải nhân viên xảy ra “như cơm bữa”. Các blog sẵn sàng chụp ngay mọi lời đồn đại ai sắp mất việc và nhiều nhân viên rành sử dụng internet sẽ phản hồi suy nghĩ của họ lên các trang blog cá nhân và mạng xã hội Twitter – cho phép người sử dụng gửi và đọc các tin nhắn ngắn có độ dài 140 kí tự (như tin nhắn SMS).
Thông báo tin sa thải nhân viên trên blog công ty thường khiến các công ty cảm thấy bị áp lực nhưng làm như thế, họ sẽ dễ dàng để kiểm soát thông tin hơn so với để các tờ báo khác hay đối thủ của họ đưa tin.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhân sự và quan hệ công chúng cho rằng dù hoạt động trong lĩnh vực nào hay với quy mô ra sao thì việc các công ty sẽ ban bố thông tin sa thải nhân viên rộng rãi chỉ là vấn đề thời gian.
Mỗi ngành đều có các trang web riêng với các công ty hoạt động trong lĩnh vực đó cũng như những tiếng đồn liên quan đến chúng: Từ blog “buôn chuyện” của Starbuck đến DealBreaker trong ngành tài chính hay BlueOvalNews.com với câu chuyện về Ford Motor. Các trang web như Glassdoor.com hay JobSchmob.com còn khuyến khích các nhân viên trút những nỗi niềm trong công việc và bình luận, góp ý về ông chủ của họ.
Điều dễ khiến nhân viên bất bình
Gannett – công ty báo in lớn nhất của Mỹ, chủ các tờ báo như USA Today, USA Weekend, The Arizona Puplic… đã phớt lờ sức mạnh sự lan tỏa của blog và đã phải trả giá đắt vì điều đó. Công ty này chỉ tuyên bố với những người đứng đầu các tờ báo rằng vào ngày 28/10, công ty sẽ cắt giảm 10% đội ngũ nhân viên của mình.
Jim Hopkins, một nhân viên đã nghỉ hưu sau hơn 20 năm cống hiến cho Gannett và hiện là chủ của blog mang tên Gannett Blog (không dính líu gì tới công ty Gannett) – đã đăng những thông tin sa thải trên với những lời bất bình trên trang này trong nhiều tuần và trên cả blog cá nhân.
Gannett không có blog riêng của công ty, chẳng buồn đăng tin sa thải nhân viên cũng như phớt lờ bài báo của Hopkins. Thông tin về việc cắt giảm nhân viên của Gannett trên blog của Jim và các blog khác đã nhận được hàng trăm lời bình luận của các độc giả, trong đó có nhân viên của Gannet, (hầu hết là giấu tên), thể hiện sự phẫn nộ chưa từng thấy: “Có bao nhiêu người đã phải ra đi trước đó rồi” hay “Công ty này làm tôi phát ốm…”!
Hopkins chia sẻ: “Tôi chỉ muốn nói lên cái sự thật trần trụi mà thôi. Tôi không nghĩ rằng ai cũng được đối xử ngang nhau ở trong công ty”.
Người phát ngôn của Gannett cho biết đại đa số nhân viên trong công ty nghe tin bị sa thải từ các chủ trang báo của họ, chứ không phải từ thông báo nào của công ty cả. Bà này nói: “Chúng tôi đã cố gắng để đưa ra những thông tin sa thải này nhanh nhất có thể nhưng đã chậm chân mất rồi”.
Và lựa chọn đúng
Không như nhiều công ty truyền thống, các công ty web hiện đại được xây dựng bởi sứ mệnh đem đến sự minh bạch cho người dùng. Trong thời kỳ ăn nên làm ra, thông tin được đăng tải rộng rãi. Và khi mà tình hình xấu đi, một vài trong số họ cảm thấy cộng đồng cũng cần phải biết những điều đó.
Một mẩu tin đăng trên blog sẽ nhận được lời bình luận xuất phát từ cảm nhận của nhân viên hơn là một thông báo được đặt “lạnh lùng” trong dấu ngoặc kép.
Steven Carpenter, giám đốc điều hành của trang web tư vấn đầu tư Cake Financial thông báo lên blog công ty bằng các chương trình video mới hàng tuần và cho biết công ty sẽ chuyển văn phòng đến San Francisco. Trong kế hoạch giảm biên chế, ông viết ngày 19/10, Cake Financial sẽ tiến hành cắt giảm 30% nhân viên. Và sáng hôm sau, ông đã gặp những nhân viên sắp được cho nghỉ việc. Ông đã nói thêm trên blog rằng: “Đây là một ngày thật buồn cho tất cả chúng ta khi phải nói lời chia tay với những con người tuyệt vời này”.
Trong một cuộc phỏng vấn, Carpenter nói rằng: “Chúng ta đang nỗ lực xây dựng ý tưởng về sự minh bạch trong đầu tư. Đó chính là lý do chúng tôi đã đưa thông tin cắt giảm biên chế lên trang web”.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lo sợ rằng các nhân viên bị sa thải sẽ sử dụng công nghệ web 2.0 để chống lại công ty. Khi Loic Le Maur, người sáng lập ra trang blog video Seesmic, quyết định sa thải 1/3 số nhân viên, điều đầu tiên ông làm là đưa thông tin đó lên blog của công ty. Ông đã phải nhận rất nhiều lời chỉ trích và bình luận từ các trang Blog khác và ngay cả ở trên Seesmic.
Nhưng dầu sao, điều đó còn sáng sủa hơn việc “ém nhẹm” thông tin. Những công ty không đăng tải thông tin sa thải nhân viên một cách rộng rãi đã phải gánh chịu nhiều hậu quả đáng tiếc. Công ty phần mềm Jive ở Portland, bang Oregon là một ví dụ điển hình.
Liệu công ty bạn đã học được những cách ứng xử khôn ngoan với những thông tin có tác động xấu đến hình ảnh công ty trong môi trường kinh doanh chứa nhiều nhân tố công nghệ hiện đại hay chưa?

Theo Tuần Việt Nam

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không