Kiến thức Đãi ngộ Phòng thủ để không bị đuổi việc

Phòng thủ để không bị đuổi việc

10
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamTrong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hiện nay, mọi công ty cắt giảm chi tiêu, nhân lực và rất nhiều nhân viên đã phải “ra đi”. Nhưng bạn có thể tránh được sự xui xẻo này nếu bạn biết cách.

1. Nói chuyện trực tiếp với sếp: Nói thẳng những suy nghĩ của bạn cho sếp thấy và chân thành hỏi xin lời khuyên từ sếp về tình hình của bạn. Mục đích ở đây là tìm ra sự thật từ sếp rằng bạn thuộc loại nhân viên giỏi hay bình thường? Bạn có dễ nằm trong danh sách bị cắt giảm hay không?
Bạn phải kiểm soát được tình hình. Trong buổi nói chuyện đó, bạn nên hỏi hai câu hỏi sau: “Tôi có thể làm gì để cải thiện năng lực hơn nữa? Tôi có thể đảm nhận thêm công việc gì để giúp đỡ công ty trong tình hình khó khăn này?” Điều đó thể hiện sự tận tâm và chăm chỉ của nhân viên, không thờ ơ trước tình hình công ty.

2. Học thêm về công việc của những đồng nghiệp khác: Nghe có vẻ bạn là người tính toán nhưng đó lại là sự thật. Nếu bạn có thể đảm nhận được trách nhiệm của hai người thì cơ hội ở lại của bạn sẽ gấp đôi người khác. Một khi bạn đã học được những kỹ năng mới hay cải thiện các kỹ năng vốn có của bản thân thì chúng có thể được sử dụng trong các dự án, lĩnh vực khác nhau. Do vậy tầm quan trọng của bạn sẽ tăng lên theo đó.
3.Là người không thể thiếu: Nếu bạn chưa rõ rằng bạn đã đem về cho công ty bao nhiêu lợi nhuận hay cắt giảm chi tiêu được bao nhiêu hay cả hai. Để biết được giá trị của bạn ở công ty, bạn phải chỉ ra được bạn “đáng giá” bao nhiêu? Ghi lại những công việc bạn làm, những cố gắng trong việc giúp công ty phát triển. Mỗi dự án bạn làm cần cho sếp biết về hiệu quả, lãi nó thu về và việc tiết kiệm trong chi phí thực hiện.
4. Khiến mọi người biết đến: Tất nhiên không ai đánh giá cao sự kiêu ngạo nhưng quá im lặng thì cũng sẽ không được biết đến. Bất cứ việc gì bạn làm vì lợi ích công ty như sẵn sàng ở lại làm muộn để hoàn thành dự án, kết thân được với nhiều khách hàng bằng cách mời họ đi uống nước hoặc ăn trưa, dạy đồng nghiệp mới các kỹ năng trong công việc,… Những nỗ lực này của bạn đáng được ghi nhận và sếp nên biết. Những người thành công là những người không cần bảo phải làm gì và họ luôn biết trước sếp muốn và cần làm gì.
5. Bắt nhịp với công việc mới nhanh: Nếu sau một đợt cắt giảm nhân sự, bạn vẫn được ở lại thì bạn cần nhanh chóng thu thập các công việc những người ra đi đã bàn giao cùng các đồng nghiệp khác để nhanh chóng bắt tay vào hoàn thành nốt. Những người nhanh nhạy và tháo vát như bạn chắc chắn sẽ được coi là nhân viên quý của công ty. Bạn không những khó nằm trong danh sách cắt giảm mà có thể được thăng tiến khi công ty trở lại phát triển.

TheoYahoo

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không