Kiến thức Đãi ngộ Nhắc khéo chuyện tiền thưởng

Nhắc khéo chuyện tiền thưởng

17
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamBạn đã đạt được nhiều thành tích cũng nhưng đóng góp không nhỏ vào doanh thu của công ty. Giờ là lúc bạn xứng đáng được hưởng phần thưởng cho những gì đã làm. Tuy nhiên chuyện tiền nong rất tế nhị, vậy “nhắc” sếp như thế nào để không trở thành vô duyên?
Dưới đây là một số mẹo dành cho bạn:
1. Không làm như vô tình hỏi
Đừng nghĩ một ngày nào đó bạn sẽ bất ngờ nhận được tiền thưởng chỉ vì vô tình hỏi đến sếp. Thay vào đó bạn cần lập kế hoạch đầy đủ và khéo léo. Theo cùng một cách giống nhau sếp của bạn sẽ phải phân tích tất cả các chi phí của mình đồng thời phân tích những đòi hỏi của bạn xem có xứng đáng không. Vì vậy kế hoạch của bạn phải làm sao chứng minh cho sếp thấy giá trị đóng góp của bạn là không nhỏ cho doanh thu của công ty.
2. Bạn thực sự đáng được hưởng nhiều hơn?
Rất nhiều công ty sử dụng tiền thưởng như một cách thu hút sự nỗ lực không ngừng của nhân viên. Đồng thời còn tạo động lực cho bạn yêu thích công việc hơn. Thế nên nếu không những đạt đủ chỉ tiêu doanh thu công ty đặt ra và bạn còn thực hiện tốt hơn thế thì đó là một lý do rất chính đáng để bạn được sếp thưởng mà không phải e ngại.
3. Biết những gì bạn đang làm
Giống như trong bất kỳ cuộc đàm phán mạo hiểm nào, bạn cũng đều phải đặt tỷ lệ cược để tối đa hoá cơ hội thành công.
Trong thời gian khó khăn và cạnh tranh về kinh tế như hiện nay (mà luôn luôn là trường hợp cho các công ty khi bạn yêu cầu tiền thưởng), bạn phải chứng minh rằng bạn xứng đáng.
Hãy nhớ rằng bạn không có nhiều cơ hội để đề nghị tiền thưởng thế nên phải cần phải suy nghĩ thật kỹ và lựa chọn thời gian thích hợp để nói.
4. Vậy khi nào thì bạn nên hỏi sếp?
Thời gian là vô cùng quan trọng khi nói đến kế hoạch lương thưởng. Đừng nên hỏi sếp khi công ty mặc dù vừa đạt doanh số cao lại bị “đánh trượt” mất dự án nào đó nhé. Mặc dù đó không phải là lỗi của bạn nhưng cũng không phải là cơ hội tốt để bạn đề nghị lúc này.
5. Tìm gặp khi sếp đang vui
Tâm trạng của sếp cũng ảnh hưởng nhiều đến cơ hội thành công của bạn. Vì vậy hãy tìm gặp sếp khi bạn biết rằng sếp đang vui, và đặc biệt rất hài lòng khi gặp bạn.
Tất nhiên tâm trạng của sếp mặc dù tốt nhưng cũng không phải là yếu tố quyết định sự thành công của bạn mà phải là một bản kế hoạch được chuẩn bị kỹ lưỡng cùng với tài liệu cung cấp thông tin tự đánh giá bản thân để chứng minh yêu cầu của bạn là đúng đắn.
6. Thời gian là mọi thứ
Thời gian thích hợp có thể là việc đề nghị tiền thưởng xung quanh thời gian nghỉ lễ, khi mà mọi người hầu như đều có một tâm trạng thoải mái, hạnh phúc. Hãy đề nghị trước vài tuần nghỉ lễ để sếp có đủ thời gian chuẩn bị và ước lượng xem khoản tiền thưởng nên dành cho bạn là bao nhiêu.
7. Bao nhiêu là đủ
Hẳn bạn phải biết công sức đóng góp của bạn đáng được thưởng bao nhiêu và bình thường sếp vẫn thưởng cho bạn một khoản như vậy thì lần này bạn có thể đề nghị với sếp một lượng cao hơn thế một chút. Đó là một điều bình thường khi điều chỉnh tiền thưởng so với những năm trước khi giá cả bây giờ ngày một đắt đỏ.
Bạn có thế yêu cầu xấp xỉ khoảng 5% tiền lương hàng năm của bạn cho tiền thưởng hàng năm. Ngoài ra bạn có thể xem xét đến tài chính của công ty để điều chỉnh đòi hỏi của mình cho phù hợp. Hãy để cấp trên của bạn biết rằng bạn xứng đáng được hưởng từng này tiền thưởng nhưng cần phải có thái độ lịch sự nhã nhặn khi đề cập đến điều này.
8. Nếu bạn không tự đề nghị…
Thông thường các công ty sẽ không dành nhiều thời gian để đánh giá một nhân viên cần một khoản tiền thưởng bao nhiêu và chừng nào thì xứng đáng với năng lực của họ. Vì vậy bạn có thể tận dụng vài phút khi sếp đang thư giãn uống cà phê và hỏi xem sếp nghĩ về điều đó như thế nào.
Nếu sếp chưa đồng ý với bạn về khoản tiền thưởng nhưng ít nhất ông ấy cũng biết rằng bạn là một cá nhân độc lập, tự tin, biết được giá trị bản thân và công việc của mình. Đó là một nhân viên mà công ty luôn cần.

Theo AM

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không