DN khốn khổ vì… “giấy phép”

215
Quyết định số 06/2013/QĐ – UBND của UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội đã khiến người dân và DN gặp không ít khó khăn. Đặc biệt, việc nhiều loại ôtô vận tải phải xin giấy phép 3 ngày/1 lần tại Cơ quan cảnh sát giao thông thực sự trở thành “cực hình” đối với nhiều DN.

Niêm yết công khai các thủ tục hành chính có liên quan
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Đại úy Trương Song Thành Đội trưởng đội tham mưu, Phòng CSGT đường bộ, đường sắt, Công an TP Hà Nội: Từ ngày 04/2 – 04/4/2013 Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Hà Nội đã cấp mới và cấp gia hạn (không thu phí) 12.150 giấy phép vào phố cấm.
Ngày 25/1/2013 UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, các loại xe ôtô vận tải có trọng lượng toàn bộ (ghi trong sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) đến 1,25 tấn cấm hoạt động trong giờ cao điểm. Các loại xe ôtô vận tải có trọng lượng toàn bộ từ trên 1,25 tấn trở lên chỉ được phép lưu hành từ 21h đến 6h sáng ngày hôm sau và phải có giấy phép lưu hành của cơ quan có thẩm quyềnCăn cứ Quyết định số 06, Phòng CSGT đường bộ, đường sắt (Công an TP Hà Nội) đã tổ chức cấp phép cho các xe ôtô tải có trọng lượng toàn bộ xe đến 10 tấn, ôtô khách (trừ các loại xe nêu tại điểm a, khoản 4, Điều 5) vào các đường, phố cấm và hoạt động trái thời gian quy định”.
Trong 2 tháng từ ngày 04/2/2013 đến ngày 04/4/2013 Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Hà Nội đã tổ chức cấp mới và cấp gia hạn (không thu phí) 12.150 giấy phép vào phố cấm (gồm: 11.500 giấy phép loại đến 90 ngày và 650 giấy phép loại đến 3 ngày).
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND có hiệu lực đã góp phần điều tiết giao thông trên địa bàn thành phố làm giảm tai nạn giao thông, không để xảy ra ùn tắc giao thông, đặc biệt là trong giờ cao điểm hàng ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân Thủ đô.
Thông qua công tác tiếp nhận, giải quyết thủ tục cấp phép cho xe ôtô vào đường cấm, phố cấm, phòng CSGT đã chủ động phối hợp và niêm yết công khai các thủ tục hành chính có liên quan tại trụ sở đơn vị (số 86 Lý Thường Kiệt- Hà Nội).

Doanh nghiệp bị động
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Bà Ninh Thị Ty – Chủ tịch HĐQT – TGĐ Cty CP may Chiến Thắng, Cty CP may Hồ Gươm: Phòng CSGT quy định giấy phép chỉ có thời hạn 3 ngày khiến DN bị động.
Chủ trương chung của Chính phủ, các Bộ, ngành và TP Hà Nội hiện nay là tìm mọi biện pháp có thể để hỗ trợ cho cộng đồng DN nói chung và ngành dệt may nói riêng ổn định sản xuất, vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, vừa qua UBND TP HN ban hành Quyết định số 06/2013/QĐ – UBND về quy định hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố “cấm xe tải có trọng lượng toàn bộ của xe trên 1,25 tấn” hoạt động trong thời gian và khu vực quy định đã khiến Cty gặp không ít khó khăn trong việc vận chuyển trả các đơn hàng cho đối tác. Trong khi đó, để kiếm được đơn hàng trong giai đoạn hiện nay khó khăn như thế nào. Và để hoàn thành đơn hàng cho khách hàng, chúng tôi phải làm việc không kể giờ giấc…
Quyết định của TP Hà Nội buộc chúng tôi phải trở hàng vào những thời gian và khu vực giới hạn khiến DN vô cùng khó khăn để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Với quy định xe ôtô tải có trọng lượng 1,25 tấn trở nên phải xin phép vào đường cấm đồng nghĩa với việc xe tải nhỏ 5 tạ cũng phải xin giấy phép. Thêm vào đó, phòng CSGT lại quy định giấy phép chỉ có thời hạn 3 ngày càng khiến DN bị động. Việc xin giấy phép xe Container 40 feet vào buổi đêm cũng vô cùng khó khăn và mất rất nhiều thời gian, điều này làm ảnh hưởng đến việc giao hàng trả hàng theo đơn đặt hàng của DN. Bởi nếu trả hàng không đúng hẹn theo hợp đồng sẽ bị phạt, thậm chí họ không nhận hàng.
Quản lí trật tự an toàn giao thông là việc nên làm. Tuy nhiên, UBND TP Hà Nội cũng rất cần lưu tâm tháo gỡ khó khăn cho DN trong bối cảnh hiện nay. TP Hà Nội cần nghiên cứu phương án nào vừa đạt yêu cầu về trật tự an toàn giao thông vừa không gây cản trở khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, nhất là trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
Ưu tâm đến lợi ích của DN
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô TP Hà Nội: Cơ quan quản lí nhà nước cần đặc biệt lưu tâm những quyết định mà mình ban hành.
Xét về mặt hình thức Quyết định số 06 được UBND TP Hà Nội ban hành đúng thẩm quyền. Thẩm quyền hạn chế và điều tiết giao thông của chính quyền địa phương trên địa bàn với những phương tiện giao thông và ngành nghề kinh doanh vận tải bằng ôtô thì hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, việc hạn chế ôtô vận tải có trọng lượng trên 1,25 tấn hoạt động trong phạm vi hạn chế, thời gian hạn chế chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của DN kinh doanh trong lĩnh vực vận tải ôtô.
Theo Quyết định số 06, khu vực hạn chế là một số đoạn đường trở vào trung tâm thành phố. Các loại ôtô vận tải bị hạn chế hoạt động trong khu vực trên gồm có: xe ôtô vận tải trọng lượng từ 1,25 tấn tở lên, xe vận chuyển hàng hoá siêu trường, siêu trọng, xe chuyên dùng và các loại xe máy thi công. Thời gian hoạt động: lưu hành từ 21h đến 6h sáng hôm sau và phải có giấy phép lưu hành của cơ quan có thẩm quyền”. Như vậy, chỉ những trường hợp đặc biệt mới được phép hoạt động.
Việc các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh người dân và DN phải qua “cò” để xin được giấy phép với những khoản tiền hàng triệu đồng mỗi lần, chúng tôi chưa hề nhận được thông tin chính xác và đích danh cá nhân và DN nào. Tuy nhiên, tôi đề nghị các DN có chậm mấy cũng không được qua “cò” để xin giấy phép. DN cần tẩy chay với những hoạt động phi pháp như vậy. Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, DN đang rất mong nhận được sự hỗ trợ thiết thực của các cơ quan quản lí nhà nước. Việc tiết giảm thời gian và chi phí cho những hoạt động mang tính thủ tục hành chính của DN mang tính sống còn đối với nhiều DN. Chính vì vậy, cơ quan quản lí nhà nước cần đặc biệt lưu tâm những quyết định mà mình ban hành.
Nguy cơ thành giấy phép con
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Ông Phan Đức Hiếu – Phó trưởng ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: Nhiều loại phương tiện vận tải ôtô mà phải xin phép 3 ngày/1 lần thì cũng có thể hiểu nó đã gây khó khăn cho DN và người dân ra sao ?
Trước khi ban hành một quyết định hành chính tác động đến người dân và DN, cơ quan quản lí nhà nước cần xác định mục đích của việc ban hành là gì? Điều kiện đề người dân và DN cấp giấy phép phải thật rõ ràng. Nếu điều kiện cấp giấy phép là chính đáng thì sẽ tác động đến người dân và DN ra sao? Kể cả khi mục đích để cấp giấy phép là chính đáng thì cũng cần đo đếm những ảnh hưởng của quyết định hành chính đó đối với người dân và DN.
Mặc dù, nguyên tắc chung được đề ra của Quyết định số 06 là tổ chức các hoạt động giao thông phải thông suốt, trật tự, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, khi đi vào triển khai, Quyết định trên có thực sự đem lại sự thông suốt trong giao thông vận tải hay chưa? Người dân và DN gặp khó khăn thế nào nếu thực thi quyết định trên.
Thực tế, việc đi xin thủ tục hành chính của người dân và DN vốn đã gặp nhiều bất cập. Vậy mà nhiều loại phương tiện vận tải ô tô lại phải xin phép 3 ngày/1 lần thì cũng có thể hiểu nó đã gây khó khăn cho DN và người dân ra sao? UBND TP Hà Nội cần giám sát và theo dõi, nếu vì ban hành Quyết định trên mà hoạt động giao thông vận tải phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của DN và người dân bị ảnh hưởng tiêu cực đáng kể thì cần phải dừng triển khai quyết định đó lại hoặc tìm phương án khác.
Trong trường hợp, phương án người dân và DN phải xin giấy phép là tối ưu thì điều kiện để xin giấy phép cụ thể ra sao? Liệu có thể xin phép bằng hình thức đăng kí điện tử hay không? Nhìn chung quản lí nhà nước cần theo hướng tạo điều kiện để người dân và DN thực thi một cách dễ dàng và hiệu quả. Nếu làm không tốt thì chẳng khác nào đẻ thêm giấy phép con DN và người dân.

Theo dddn

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không