Kiến thức Cách hoàn thiện một số nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát...

Cách hoàn thiện một số nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh về miễn giảm Thuế GTGT và Thuế TNDN.

1002
thuế

Đối với những nghiệp vụ kinh tế phát sinh khác liên quan đến Thuế GTGT và Thuế TNDN không đề cập trong bài viết này thì hạch toán theo hướng dẫn của chế độ kế toán hiện hành. Cụ thể, trên cơ sở các quy định của các luật và hướng dẫn của các Nghị định, Thông tư hiện hành liên quan đến chế độ kế toán và chính sách thuế.

Đồng thời qua khảo sát trực tiếp tại các Doanh nghiệp nhỏ và vừa có phát sinh Thuế TNDN và Thuế GTGT được miễn giảm trong thời gian qua. Nghiệp vụ này được các Doanh nghiệp hạch toán theo các bước sau:

I. Tài khoản sử dụng

1. Tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ, có 2 tài khoản cấp 2:

– Tài khoản 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ: Phản ánh Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hóa, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu Thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế.

– Tài khoản 1332 – Thuế GTGT được khấu trừ của Tài sản cố định: Phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm Tài sản cố định, bất động sản đầu tư dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu Thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế.

2. Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước; Có 9 tài khoản cấp 2, gồm:

– Tài khoản 3331 – Thuế GTGT phải nộp. Tài khoản này lại có 2 tài khoản cấp 3 là: Tài khoản 33311 – Thuế GTGT đầu ra và Tài khoản 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu.

– Tài khoản 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.- Tài khoản 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu.
– Tài khoản 3334 – Thuế TNDN.
– Tài khoản 3335 – Thuế thu nhập cá nhân.
– Tài khoản 3336 – Thuế tài nguyên.
– Tài khoản 3337 – Thuế nhà đất, tiền thuê đất.

– Tài khoản 3338 – Thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác. Tài khoản này lại có 2 tài khoản cấp 3 là: Tài khoản 33381 – Thuế bảo vệ môi trường và Tài khoản 33382 – Các loại thuế khác.

– Tài khoản 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.

– Tài khoản 711 – Thu nhập khác: Phản ánh các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.

II. Định khoản kế toán

1. Nếu Doanh nghiệp nhận được quyết định miễn giảm thuế trước kỳ tính thuế: Không hạch toán thuế phải nộp phát sinh.

2. Thuế GTGT phát sinh phải nộp, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131, 136,…
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

3. Thuế TNDN phát sinh phải nộp, ghi:
Nợ TK 821 – Chi phí Thuế TNDN
Có TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp

4. Nếu Doanh nghiệp nhận được quyết định miễn giảm thuế sau kỳ tính thuế phải nộp (Đã ghi sổ kế toán) thì hạch toán như sau:

4a. Nhận được quyết định miễn giảm thuế: Không định khoản.

4b. Khi xử lý số thuế được miễn giảm, có 2 cách xử lý:

4b1. Nếu Doanh nghiệp chưa nộp vào ngân sách thì hạch toán trừ ngay số thuế được miễn giảm vào số thuế phải nộp, ghi:
Nợ TK 333 (TK 3331, 3334,… chi tiết theo loại thuế phải nộp)
Có TK 711 (Tăng thu nhập khác)

4b2. Nếu Doanh nghiệp đã nộp vào ngân sách rồi thì chờ đến khi nhận được tiền, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 711 (Tăng thu nhập khác)
Nghiệp vụ phát sinh 1 và 4 (4a) không định khoản

thuế

III. Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ miễn giảm Thuế GTGT và Thuế TNDN

1. Tính và hạch toán Thuế TGTGT và Thuế TTNDN phải nộp
– Thuế GTGT phải nộp, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131, 136,…
Có 333(TK 3331) – Thuế GTGT phải nộp
– Thuế TNDN tạm nộp, phải nộp bổ sung, ghi:
Nợ TK 821 – Chi phí Thuế TNDN
Có TK 333 (TK 3334) – Thuế TNDN phải nộp

2. Trường hợp Doanh nghiệp nhận được quyết định miễn giảm Thuế TGTGT và thuế TNDN trước khi tính và hạch toán thuế: Không tính và hạch toán Thuế TGTGT và Thuế TNDN phải nộp.

3. Trường hợp Doanh nghiệp mới chỉ tính và hạch toán số thuế phải nộp (Ghi có TK 3331, 3334,…), nhưng chưa nộp vào ngân sách thì hạch toán số Thuế GTGT, Thuế TNDN được miễn giảm trừ ngay vào số thuế phải nộp và ghi tăng thu nhập khác trong kỳ, ghi:

– Ghi giảm Thuế GTGT tăng thu nhập khác, ghi:
Nợ TK 333 (TK 3331) – Thuế GTGT phải nộp
Có TK 711 – Thu nhập khác

– Ghi giảm Thuế TNDN tăng thu nhập khác, ghi:
Nợ TK 333 (TK 3334) – Thuế TNDN
Có TK 711 – Thu nhập khác

– Nếu Doanh nghiệp đã nộp thuế vào ngân sách thì ghi tăng thu nhập trong kỳ và ghi tăng phải thu khác:
Nợ TK 1388 (Chi tiết theo loại thuế được miễn giảm phải thu)
Có TK 711 – Thu nhập khác

– Khi Doanh nghiệp nhận được tiền thuế được miễn giảm, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 1388 (Chi tiết theo lọai thuế được miễn giảm phải thu)

– Trường hợp Doanh nghiệp không thoái thu mà để số thuế được miễn giảm đã nộp này trừ vào số thuế phải nộp của các kỳ tiếp theo thì sau khi tính ra số thuế phải nộp ở kỳ đó, ghi:
Nợ TK 333 (TK 3331, 3334,…) (Giảm thuế phải nộp)
Có TK 1388 (Chi tiết theo lọai thuế được miễn giảm phải thu)

* Kết luận:

– Thông qua quá trình liên tục nghiên cứu từ hệ thống các Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn hiện hành liên quan đến chính sách Thuế GTGT, Thuế TNDN và chế độ kế toán Doanh nghiệp hiện hành, đến việc khảo sát thực tế công tác kế toán các Doanh nghiệp nhỏ và vừa

=> Kết quả thu được cho mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: Việc sử dụng Tài khoản chi tiết 1388 vẫn đảm bảo nguyên tắc của kế toán vì Tài khoản 1388 là Tài khoản chi tiết của Tài khoản 138 nên Tài khoản này phản ánh số phải thu từ việc được miễm giảm thuế là phù hợp. Trong khi đó, việc hạch toán nêu trên giúp phân định được các khoản: Thuế GTGT và Thuế TNDN được miễn giảm với Thuế GTGT và Thuế TNDN nộp dư.

Đồng thời, giúp cho công tác lập báo cáo Thuế GTGT, Thuế TNDN không bị nhầm lẫn giữa các khoản thuế với nhau. Điều này cũng đồng nghĩa giúp tránh tình trạng thất thu thuế hoặc mất thời gian của cơ quan quản lý nhà nước trong việc thanh tra, xử lý vấn đề miễn giảm thuế cho Doanh nghiệp.

– Hạch toán nêu trên giúp phân định được các khoản: Thuế GTGT và Thuế TNDN được miễn giảm với Thuế GTGT và Thuế TNDN nộp dư. Đồng thời, giúp cho công tác lập Báo cáo thuế GTGT, Thuế TNDN không bị nhầm lẫn giữa các khoản thuế với nhau. Qua đó, giúp tránh tình trạng thất thu thuế hoặc mất thời gian của cơ quan quản lý nhà nước trong thanh tra, xử lý miễn giảm thuế cho Doanh nghiệp.

|Đọc thêm: Tổng hợp lưu ý khi lập BCTC, quyết toán thuế TNDN và thuế TNCN năm 2020

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không