Kiến thức 3 lưu ý khi chuyển từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

3 lưu ý khi chuyển từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

78

Hộ kinh doanh có kết quả kinh doanh tốt và muốn mở rộng quy mô đều thực hiện việc chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp. Dưới đây là 3 lưu ý khi chuyển từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp để tránh những sai sót trong quá trình thực hiện chuyển đổi.

3 lưu ý khi chuyển từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

Miễn, giảm nhiều loại thuế, phí, lệ phí

Hộ kinh doanh được nhận nhiều chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi từ hộ kinh doanh, cụ thể như:

  • Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu;
  • Miễn phí thẩm định, phí, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;
  • Miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
  • Miễn, giảm tiền sử dụng đất có thời hạn theo quy định của pháp luật về đất đai.

Để được hưởng loạt hỗ trợ nêu trên, hộ kinh doanh phải có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục ít nhất 01 năm tính đến ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

lưu ý chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

| Đọc thêm: Một số quy định hộ kinh doanh cần lưu ý năm 2021

Cấp mới mã số doanh nghiệp theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 1 Công văn số: 786/TCT-KK hướng dẫn một số nội dung khi doanh nghiệp chuyển lên hộ kinh doanh như sau:

“a) Doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh được cấp mới mã số doanh nghiệp theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số thuế của hộ kinh doanh chấm dứt hiệu lực (bao gồm toàn bộ mã số thuế 10 số của hộ kinh doanh và các mã số thuế 13 số địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh trên toàn quốc); mã số thuế của hộ kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực vẫn được tiếp tục sử dụng làm mã số thuế cá nhân của người đại diện hộ kinh doanh.”

Mã số doanh nghiệp mới của hộ kinh doanh cũng chính là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội.

Có tư cách pháp nhân, được vay vốn ngân hàng

Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, khách hàng vay vốn tại các ngân hàng là pháp nhân, cá nhân. Trong khi đó, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên đây là một hạn chế đối với hộ kinh doanh khi muốn vay vốn tại ngân hàng để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trong khi đó, doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân) có tư cách pháp nhân và có quyền thực hiện giao dịch vay vốn tại ngân hàng.

Khi chuyển từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tài chính, quy mô tổ chức và điều hành. Tuy nhiên nhà nước sẽ có các chính sách hỗ trợ đặc biệt cho doanh nghiệp trong giai đoạn đầu chuyển đổi

Phần mềm kế toán MISA SME.NET – Quản lý tài chính, kế toán hiệu quả cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Phần mềm kế toán MISA SME.NET phù hợp với mọi doanh nghiệp vừa và nhỏ, đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kế toán theo thông tư 133/2016/TT-BTC và 200/2014/TT-BTC. Phần mềm có hệ sinh thái tích hợp hóa đơn điện tử, ngân hàng điện tử, chữ ký số…giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ chuẩn hóa kế toán tài chính – kế toán của doanh nghiệp mình dễ dàng.

tự động nhập liệu chứng từ mua hàng

Một số tính năng ưu việt hỗ trợ công tác kế toán – tài chính của doanh nghiệp như:

  • Tự động nhập liệu chứng từ mua hàng từ hóa đơn điện tử của nhiều nhà cung cấp
  • Kết nối phần mềm hóa đơn điện tử
  • Quản lý tài chính kế toán mọi lúc mọi nơi qua mobile
  • Kết nối ngân hàng điện tử với nhiều ngân hàng hàng đầu
  • Tự động hóa việc lập báo cáo tài chính giúp tiết kiệm thời gian, công sức
  • Tích hợp chữ ký số eSign, ký số lên hóa đơn điện tử, báo cáo thuế, BCTC với USB Token
  • Kết nối hệ thống của cơ quan nhà nước xác thực tình trạng hoạt động của doanh nghiệp

Doanh nghiệp quan tâm tìm hiểu và mong muốn trải nghiệm dùng thử phần mềm kế toán MISA SME.NET có thể đăng kí tại link dưới đây:

các khoản miễn thuế TNCN năm 2021

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không