Kiến thức 6 quy định về ủy quyền đăng ký cho doanh nghiệp mới...

6 quy định về ủy quyền đăng ký cho doanh nghiệp mới thành lập

88
ủy quyền doanh nghiệp mới thành lập

Để thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể thực hiện ủy quyền. Dưới đây là 6 quy định về ủy quyền đăng ký doanh nghiệp, kế toán và lãnh đạo doanh nghiệp cần nắm rõ:

1. Có thể uỷ quyền đăng ký doanh nghiệp cho ai?

Căn cứ quy định Điều 12 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, những đối tượng sau được nhận uỷ quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp:

  • Cá nhân;
  • Tổ chức;
  • Đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích;
  • Đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích.

Như vậy, ngoài 02 trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP là cá nhân và tổ chức, từ 04/01/2021, Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã bổ sung thêm 02 trường hợp được ủy quyền đăng ký doanh nghiệp mới.

>> Xem thêm: Giám đốc có được ủy quyền ký chứng từ kế toán không?

2. Người nhận uỷ quyền thực hiện tất cả các công đoạn đăng ký kinh doanh

Khoản 4 Điều 3 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

“Người nộp hồ sơ là người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp hoặc người được người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 12 Nghị định này.”

Như vậy, người nhận uỷ quyền là người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là người trực tiếp làm việc với Phòng Đăng ký kinh doanh, bao gồm các công việc như: nộp hồ sơ, nhận giấy biên nhận, nộp phí, lệ phí…

Đối với trường hợp đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, người nhận uỷ quyền cần phải cung cấp những thông tin về số điện thoại, thư điện tử của mình để Phòng Đăng ký kinh doanh đối chiếu và xác thực.

ủy quyền doanh nghiệp mới thành lập

3. Hồ sơ, tài liệu cần có khi uỷ quyền đăng ký doanh nghiệp

Theo Điều 12 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ khi để uỷ quyền đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

  • Đối tượng nhận uỷ quyền
  • Hồ sơ

Trường hợp uỷ quyền cho cá nhân

– Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp;

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền (CMND/CCCD/Hộ chiếu).

Trường hợp uỷ quyền cho tổ chức/đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích

– Bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp;

– Giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục;

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.

Ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích

Bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

4. Văn bản uỷ quyền không bắt buộc phải công chứng

Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trường hợp uỷ quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì phải có văn bản uỷ quyền.

Tuy nhiên, văn bản uỷ quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực

Lưu ý: Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh, văn bản ủy quyền phải có thông tin liên hệ của người ủy quyền để xác thực việc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử (khoản 1 Điều 45 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

>> Xem thêm: Thủ tục thành lập hộ kinh doanh theo quy định mới nhất 2021

5. Người nhận uỷ quyền phải tạo tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký kinh doanh qua mạng

Khoản 1 Điều 45 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

Người nộp hồ sơ sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình.

Khoản 2 Điều 42 Nghị định 01/2021/NĐ-CP cũng quy định, cá nhân truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để kê khai thông tin và tạo Tài khoản đăng ký kinh doanh.

Như vậy, người nhận uỷ quyền phải tạo lập tài khoản đăng ký kinh doanh cho mình để thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử.

Lưu ý:

– Các thông tin cá nhân được kê khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh phải đầy đủ và chính xác theo các thông tin trên giấy tờ pháp lý của cá nhân;

– Một Tài khoản đăng ký kinh doanh chỉ được cấp cho một cá nhân.

– Hiện nay, Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh bắt buộc phải kê khai và thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh qua mạng.

6. Giấy tờ cần mang khi nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp

Sau khi hồ sơ đăng ký kinh doanh được Phòng Đăng ký kinh doanh chấp thuận, người nộp hồ sơ phải tiếp có mặt để nhận kết quả.

Khi nhận kết quả, người nộp hồ sơ phải mang theo giấy tờ pháp lý cá nhân bản gốc và văn bản uỷ quyền để đối chiếu.

Phiên bản mới phần mềm kế toán MISA SME.NET 2021 được cải tiến, bổ sung thêm tính năng nhắc nhở các doanh nghiệp về hạn kê khai, quyết toán và nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN, môn bài…giúp doanh nghiệp tránh khỏi nguy cơ bị phạt quá hạn theo quy định tại nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Anh/chị có thể đăng ký dùng thử, trải nghiệm miễn phí phần mềm kế toán MISA SME.NET 2021 tại link dưới đây:

đăng ký dùng thử miễn phí

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không