Kiến thức Đãi ngộ 12 độc chiêu của các công ty công nghệ giúp nhân viên...

12 độc chiêu của các công ty công nghệ giúp nhân viên sáng tạo

5
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamCông nghệ là ngành phát triển với tốc độ chóng mặt nên luôn luôn đòi hỏi những đột phá mới mẻ. Vì vậy, các công ty công nghệ đưa ra rất nhiều cách thức độc đáo để giúp nhân viên bùng nổ sức sáng tạo.
Các ý tưởng như vậy thường đem lại cho công ty những sản phẩm cực kỳ thành công và những nhân viên vui vẻ, thỏa mãn.
1. Sagmeister & Walsh: Cứ 7 năm lại nghỉ phép 1 năm
Cứ 7 năm một lần, nhà thiết kế Stefan Sagmeister lại đóng cửa studio Sagmeister & Walsh tại New York, cho phép toàn bộ nhân viên nghỉ phép hẳn 1 năm để xả hơi và làm mới bộ óc sáng tạo. Tại Ted Talk năm 2009, ông đã cho mọi người chiêm ngưỡng những sản phẩm sáng tạo có được sau những đợt xả hơi.
2. Bí quyết “20% thời gian” của Google
Google nổi tiếng với việc cho phép các kỹ sư tạm tách khỏi công việc thường ngày trong một thời gian nhất định để thực hiện những dự án sáng tạo của riêng họ. Thời gian để dành cho những dự án này lên tới 20% thời gian làm việc một tuần. Ví dụ nổi tiếng nhất về thành quả của bí quyết “20% thời gian” chính là Gmail.
3. Google phong phú hóa tư duy bằng @Google Talks
Một cách thú vị mà Google hay làm để khuấy động sức sáng tạo cho nhân viên là mời những nhân vật nổi tiếng từ nhiều giới tới công ty diễn thuyết. Chương trình này được gọi là @Google Talks. Từ những gương mặt như Lady Gaga, Tina Fey cho đến các nghệ sĩ, tác giả, diễn viên, nhà chính trị… đều là khách mời của Google. Mục đích của các buổi nói chuyện này là “giúp bộ não học tập, phát triển và tư duy”. Công ty cũng chia sẻ các clip trên YouTube.
4. HubSpot cho phép nhân viên nhóm này học chung với nhóm khác

Cũng như Google, HubSpot là một công ty nổi tiếng về văn hóa doanh nghiệp và cũng đưa các diễn giả đến đứng lớp. Nhưng điều độc đáo là ở chỗ, họ cho phép nhân viên ở nhóm này có thể sang ngồi chung với nhóm khác để học hỏi. Do đó, các kỹ sư cũng có thể làm giàu thêm kiến thức về marketing hay ngược lại, Dharmesh Shah, CTO, đồng sáng lập HubSpot cho biết.
5. “15% thời gian” của 3M
Thật ra bí quyết “15% thời gian” của 3M còn được thực hiện trước “20%” của Google vài thập kỷ. Năm 1974, Art Fry, một nhà khoa học của 3M, đã sử dụng 15% thời gian ấy để miệt mài nghiên cứu mặt sau của những tờ giấy. Và từ ấy, sản phẩm mang tính biểu tượng lớn nhất của công ty đã ra đời mà ngày nay người ta gọi chúng là “giấy nhớ”.
6. Microsoft sử dụng văn phòng của Bill Gates để tạo cảm hứng
Microsoft đã biến văn phòng cũ của Bill Gates thành một ga-ra chứa đầy những những đồ chơi công nghệ thực thụ. Các nhân viên có thể đến đó và khám phá chúng thỏa thích. Thi thoảng, toàn bộ đội ngũ sản phẩm lại có một “tuần gara”. Họ ở trong đó và tha hồ sáng tạo.
7. Microsoft tổ chức hội chợ khoa học
2 năm một lần, Microsoft lại tổ chức một hội chợ khoa học. Đây là dịp để các nhân viên thể hiện các dự án mà họ thực hiện khi rảnh rỗi. Hội chợ được tổ chức trong Gara của Microsoft. Toàn bộ công ty sẽ tham gia, đến cả phó chủ tịch cấp cao cũng không ngoại lệ. Các dự án sẽ được chấm điểm. Người chiến thắng phải đốt một núi lửa tự tạo có tên là Mount St. Awesome.
8. IBM tổ chức giải đấu lớn

IBM tổ chức các giải đấu trí tuệ lớn xoay quanh những chủ đề nhất định. Cuộc thi nổi tiếng và lớn nhất có lẽ là “Cuộc thi sáng tạo” (the “Innovation Jam”) tổ chức trực tuyến vào năm 2006. Công ty đã thu hút hơn 150.000 người từ 104 đất nước và 67 công ty. 10 ý tưởng mới đã được khai thác từ thí sinh và IBM đầu tư 100 triệu USD để phát triển chúng, một vài ví dụ tiêu biểu là hệ thống thanh toán chăm sóc sức khỏe thông minh và Internet 
9. Asana “nuôi” nhân viên bằng những bữa trưa thượng hạng và sô cô la

Asana, dự án phần mềm ứng dụng quản lý dự án được đồng sáng lập bởi Dustin Moskowitz (cựu sáng lập Facebook) và Justin Roenstein, đã sử dụng ẩm thực để tăng độ sáng tạo cho nhân. Văn phòng của Asana có một nhà ăn với hai đầu bếp thường trực có nhiệm vụ xây dựng những bữa ăn bổ dưỡng, hảo hạng và lành mạnh để tăng năng suất và tránh triệu chứng buồn ngủ sau khi ăn cho nhân viên. Nếu nhân viên thấy vẫn chưa đủ, họ có thể thưởng thức sô-cô-la từ “bức tường sành ăn” đặt ngay trong văn phòng, hoặc làm một cốc rượu Scotch trong bộ sưu tập Scotch ngay phía trên.
10. Evenbrite dùng ánh sáng dịu nhẹ để “sạc” năng lượng cho nhân viên
Các nghiên cứu gần đây cho thấy ánh sáng mờ dịu có khả năng tăng tính sáng tạo. Công ty bán vé Eventbrite tại San Francissco đã ghi nhớ bài học đó. Văn phòng công ty có một phòng thư giãn với ánh sáng dịu nhẹ và tuyệt đối tĩnh lặng. Đó là nơi mà các nhân viên có thể thiền định, suy nghĩ hay làm một giấc ngủ ngắn trên những chiếc ghế êm ái.
11. Yammer tổ chức “Hack day” trong trang phục hóa trang
“Hack day” (hay còn gọi là “hackathon”, cuộc thi coding tự do) là cuộc thi không lạ lẫm gì với các công ty công nghệ. Đó là nơi mà các nhân viên phát triển tụ họp lại để cùng tạo ra các sản phẩm, tính năng mới. Họ viết code suốt đêm, sáng tạo nhiều ý tưởng hay cho cuộc sống. Yammer đã tổ chức các hack-day theo cách lý thú hơn. Hack day kéo dài trong 24 giờ và các nhân viên sẽ ăn mặc những bộ hóa trang quái dị suốt buổi. Toàn bộ công ty đều tham gia và cảm thấy vui vẻ.
12. GitHub trao giải King and Queen cho các nhân viên phát triển
GitHub là một công ty lưu trữ các dự án phần mềm tại San Francisco. Hàng tháng, công ty tổ chức trao giải King and Queen cho các nhân viên phát triển. Người chiến thắng sẽ làm việc tại vị trí helpdesk hỗ trợ cho khách hàng, Tom Preston Werner, CEO công ty tiết lộ. Hỗ trợ kỹ thuật chỉ được coi là công việc mang trình độ vào nghề ở nhiều công ty công nghệ khác, còn GitHub hàng tháng lại đưa những nhà phát triển bậc nhất vào đội ngũ hỗ trợ. Từ đó, các kỹ sư có thể tìm ra nhiều lỗi khi khách hàng sử dụng platform của họ. Đồng thời, họ còn có thể sửa lỗi nhanh chóng và tìm ra nhiều tính năng mới mẻ, sáng tạo hơn.

Theo Trí Thức Trẻ/BusinessInsider

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không