Kiến thức Chiến lược Đầu tư Nhà nước còn lãng phí

Đầu tư Nhà nước còn lãng phí

5
Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động thương mại.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Ảnh minh họa
Việc đầu tư quá mức của Việt Nam vào cảng biển mà lại không xây dựng mạng lưới giao thông đường bộ để hỗ trợ cho việc vận chuyển hàng hóa xuất khẩu chính yếu là một sự đầu tư không có hiệu quả.
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt với sự dẫn dắt của Nhà nước đã có sự tăng trưởng nhanh chóng trong thập niên vừa qua. Tuy nhiên, đa số đầu tư này rất lãng phí, dù phần đóng góp của Nhà nước trong tổng đầu tư đạt 37,8% trong năm 2012 tăng hơn so với mức 9% trong năm 2000.
Trong năm 2011, Chính phủ quyết định siết chặt thanh khoản để “hạ nhiệt” chi tiêu và đầu tư. Vấn đề chính rút ra là vai trò của Nhà nước và vị thế của cơ quan này trong việc quản lý và điều hành nền kinh tế. Những chính sách gần đây cho thấy có nhiều cải tổ có mục tiêu hơn trong việc thúc 
đẩy tăng trưởng xuất khẩu không chỉ nhờ vào sản lượng mà là chú trọng đến giá trị.
Cùng với việc xây dựng các cơ quan để giải quyết những nhu cầu của việc mở rộng và hướng đến một nền kinh tế thị trường hơn, các nhà đầu tư kỳ vọng sẽ có thêm nhiều hoạt động của công ty tư nhân. Lĩnh vực năng lượng là một ví dụ. Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN sẽ phải tăng thuế để khuyến khích sản xuất điện. Là một ngành huyết mạch của nền kinh tế, một hệ thống cung cấp năng lượng ổn định và vững chắc sẽ giúp tăng năng lực cạnh tranh.
Rõ ràng Việt Nam có rất nhiều cơ hội để tăng trưởng vì chỉ đang bắt đầu thực hiện quá trình tư hữu hóa một cách nghiêm túc. Kế hoạch kinh tế – xã hội từ năm 2011 đến 2015 đã cổ phần hóa gần một nửa trên tổng số các doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu. Tiến trình này diễn ra chậm và nhiều lĩnh vực quan trọng sẽ vẫn còn được giữ dưới sự quản lý của Nhà nước.
Con đường phía trước khá rõ ràng: Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và những đơn vị sản xuất có năng suất cao sẽ giúp đạt được lợi nhuận từ xuất khẩu. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn 127 dự án công có nhu cầu đầu tư nước ngoài đến năm 2020 bao gồm lọc dầu, sân bay và đường sắt.
Ví dụ, giai đoạn đầu của Sân bay Quốc tế Long Thành đòi hỏi phải có đầu tư nước ngoài 5,6 tỷ USD và dự án tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu 5 tỷ USD. Mặc dù mô hình hợp tác công – tư (PPP) đầu tiên ở Việt Nam đã được bàn giao mà không diễn ra quy trình mở thầu cạnh tranh, những dự án PPP sẽ dần bổ sung đầu tư cơ sở hạ tầng.
Chính vì vậy, những rào cản thương mại sẽ ngày càng được giải quyết cả về chủ quan lẫn khách quan. Kết quả thành công của Hiệp định TPP và Hiệp định FTA với châu Âu sẽ giúp hàng hóa của Việt Nam vươn ra tầm xa mới.
Những rào cản trong nước cũng sẽ được giảm dần nhờ vào những hoạt động đầu tư có chủ đích, nhất là để giải quyết những vướng mắc, cải tiến hoạt động logistics và hải quan và tổ chức lại chuỗi cung ứng. Bước tiến từ từ để hướng tới việc định giá theo cơ sở thị trường những lĩnh vực quan trọng như điện lực sẽ giúp tạo điều kiện cho sản xuất dễ dàng hơn.
Quá trình cải cách sẽ cho phép các nhà sản xuất chuyên về xuất khẩu của Việt Nam tận hưởng mức chi phí hoạt động thấp hơn và khuyến khích họ sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn. Về lâu dài, điều này sẽ giúp sản phẩm Việt Nam cạnh tranh trên trường thế giới.

Theo HSBC

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không