Kiến thức Đào tạo Bí quyết ‘săn việc’ khi chưa tốt nghiệp

Bí quyết ‘săn việc’ khi chưa tốt nghiệp

7
“May mắn sẽ tới khi cơ hội gặp gỡ sự chuẩn bị” là câu nói đầy trí tuệ của nhà bác học Thomas Edison. Đối với những bạn tân cử nhân, tân kỹ sư tương lai thì câu nói này thật đúng. Có bao giờ các bạn nghĩ sau khi ra trường các bạn sẽ mất bao lâu để tìm được một việc làm phù hợp chưa?
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Trong những ngày ngắn ngủi trước khi rời giảng đường đại học, các bạn hãy chuẩn bị thật tốt để có thể tìm được việc làm trong thời gian ngắn nhất ngày khi ra trường nhé!
1 Đánh bóng hình ảnh trên mạng Internet của bạn
Bạn hãy hình dung nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm thêm thông tin về bạn trên Internet. Do đó, hãy dọn dẹp những “rác rưởi” của bạn còn rải rác đâu đó trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter hay blog. Theo đó, bạn hãy xóa bỏ những nội dung gây ngờ vực cho người đọc và thiết lập lại các cài đặt bảo mật cá nhân.
2. Chia sẻ rộng rãi nhu cầu tìm việc của bản thân
Có một sự thật trong câu nói, “việc bạn bạn biết gì không quan trọng, quan trọng là bạn biết ai”. Nhưng tất nhiên mọi người sẽ chẳng thể giúp gì được bạn nếu họ không biết các mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Do đó, đừng chờ đợi tới khi có được tấm bằng trong tay rồi mới nói ra điều đó. Hãy trò chuyện với tất cả những ai có thể, các thành viên trong gia đình lớn, bạn bè, hàng xóm, các chuyên gia tư vấn và thậm chí là một ai đó thân thiện ngồi cạnh bạn ở một điểm công cộng nào đó về chuyện tìm kiếm việc làm của bạn. Bạn sẽ chẳng bao giờ biết ai sẽ đưa tới cho bạn những thông tin quý báu và giá trị cho sự nghiệp của mình.
3. Tiếp cận các công ty cung cấp nhân sự
Các chuyên gia cung cấp nhân sự thường biết rất rõ những vị trí cần tuyển dụng không được công bố rộng rãi và tất nhiên, bạn cũng sẽ chẳng bao giờ được nghe nhắc tới. Họ có thể giúp bạn định hướng chính xác nỗ lực tìm việc với các cơ hội nhiều hứa hẹn, giúp bạn tăng cường khả năng tiếp thị bản thân và kỹ năng chuẩn bị cho phỏng vấn. Hơn nữa, họ cũng có thể mách bạn những công việc tạm thời để tích lũy thêm kinh nghiệm nghề nghiệp và thiết lập các mối quan hệ trọng yếu để bạn tìm kiếm một vị trí vững chắc về sau.
4. Dành thời gian cho giao lưu, gặp gỡ
Mặc dù Internet giúp chúng ta có được cách thức liên hệ với người khác rất dễ dàng nhưng những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp theo truyền thống vẫn rất quan trọng. Bạn hãy tham gia các cuộc hội họp trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình, các tổ chức doanh nghiệp chung ở thành phố và các nhóm, hội trong trường. Hãy coi đó là những cách giúp bạn rèn luyện và phát triển không chỉ những kiến thức nghề nghiệp nền tảng mà còn là những thành tựu và mối quan tâm tới sự nghiệp của bạn.

5. Tìm kiếm những người ủng hộ bạn
Các nhà tuyển dụng tận tâm có thể sẽ muốn có thêm những nguồn thông tin tham khảo về ứng viên của họ. Bạn đừng chờ tới phút cuối mới cuống cuồng đi tìm người giúp mình trong việc này, hãy lên kế hoạch và thực hiện ngay từ lúc chưa ra trường. Hãy chọn ra từ 3 đến 5 người có thể nói những điều họ hiểu biết và đầy thiện chí về bạn, về những ưu điểm của bạn. Đó có thể là người từng quản lý bạn trong công việc part-time hay trong những công việc bạn đã tham gia trại hè, một nhà điều phối thực tập sinh, một nhà quản lý ở trường đại học hay một giáo sư bạn có quan hệ tốt. Nếu họ ưng thuận, bạn có thể gửi họ một bản sao hồ sơ xin việc và cho họ biết vị trí công việc cũng như công ty bạn đang hướng tới. Hãy nhớ thường xuyên thông báo cho những người đó về quá trình tìm việc của bạn sau khi ra trường.
6. Hãy biết cảm ơn
Cuối cùng, bạn hãy đầu tư một hộp lớn gồm những tấm thiệp cảm ơn và gửi đi khi cần thiết. Biết bày tỏ lòng biết ơn chân thành với những người giúp bạn trong sự nghiệp là một thái độ cho thấy sự lịch thiệp của bạn. Thêm nữa, trong một thời đại người ta chỉ quen với email và tin nhắn, một tấm thiệp viết tay đầy ý nghĩa sẽ tạo nên ấn tượng rất tích cực. Và khi ai đó cảm thấy họ được trân trọng, họ sẽ tiếp tục muốn giúp đỡ bạn nhiều hơn.
7.Bí quyết có việc khi chưa tốt nghiệp
Ngoài chuẩn bị thật tốt, bạn cũng cần thực sự nỗ lực và có một chút khéo léo. Những bí quyết sau đây sẽ hỗ trợ cho bạn:
Thứ nhất, lên kế hoạch từ sớm: Ngay từ những ngày đầu khi mới bước chân vào giảng đường đại học, bạn nên lập kế hoạch cho sự nghiệp của mình dựa trên sở thích và những dự định tương lai. Hãy liệt kê một danh sách những công việc mà bạn yêu thích, cùng một danh sách khác những lĩnh vực ngành nghề giàu tiềm năng. Qua đó, bạn chỉ việc tìm ra mẫu số chung của hai bản danh sách này.
Thứ hai, phấn đấu học thật tốt: Lúc đầu khi mới bước chân vào đại học, bạn sẽ cảm thấy không còn chịu quá nhiều áp lực như khi còn học phổ thông, vì vậy có không ít bạn vì tự dễ dãi với bản thân mà để cho điểm số giảm sút. Hãy nỗ lực và nghiêm khắc với chính mình ngay từ năm thứ nhất để hoàn thành tấm bằng đại học với một “bảng điểm đẹp”, bởi nó đồng nghĩa với một công việc tốt và mức lương cao cho bạn sau này.
Thứ ba, xây dựng một bản lý lịch tốt: Hồ sơ cá nhân là thứ nói thay cho bạn tất cả những gì nhà tuyển dụng quan tâm. Đừng phóng đại hay nói dối về những thành tích mà bạn đã đạt được. Nên nhớ một bản lý lịch “đẹp” phải gây được thiện cảm và khiến cho người đọc mong muốn được tìm hiểu thêm về bạn.
Thứ tư, tham dự các hội chợ việc làm: Đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia những hội chợ hay hội thảo hướng nghiệp ở địa phương. Đó là dịp tốt nhất để bạn quan sát thị trường tuyển dụng, nắm rõ những công ty hoạt động trong lĩnh vực mà bạn quan tâm.
Thứ năm, luyện tập kỹ năng phỏng vấn: Hãy chuẩn bị tốt cho vòng phỏng vấn của bạn bằng cách tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty hay tổ chức bạn đang có ý định nộp đơn xin việc, về vị trí bạn sắp đảm nhận. Đừng quên luyện tập những kỹ năng trả lời phỏng vấn cần có. Phỏng vấn thường là vòng cuối cùng trước khi đến với công việc tương lai, vì vậy đừng để bị loại một cách đáng tiếc.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không