Kiến thức Đào tạo Viết hồ sơ thư tìm việc và những điều bạn cần biết

Viết hồ sơ thư tìm việc và những điều bạn cần biết

7
1. Viết đơn xin việc rõ ràng, chính xác
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Một vài sinh viên mới ra trường cố gắng khỏa lấp sự thiếu hụt kinh nghiệm bằng cách “tống” vô tội vạ những lời lẽ bóng bảy vào hồ sơ xin việc lam. Số khác lại dùng font chữ thật to hoặc giãn dòng gấp 3 bình thường để bản resume trở nên ấn tượng hơn theo suy nghĩ của họ. Bạn hãy bỏ qua những mưu chước sơ đẳng này đồng thời quên luôn cả những từ đồng nghĩa có vẻ màu mè, diêm dúa đi. Một hồ sơ xin việc được viết ngắn gọn, nhẹ nhàng với ngôn ngữ chính xác, sáng sủa sẽ tốt hơn nhiều so với một cái đầy rẫy những cụm từ hoa mỹ và rẻ tiền.
2. Chau truốt hồ sơ xin việc
Lẽ dĩ nhiên, hồ sơ xin việc của bạn sẽ được chuyển tới nhà tuyển dụng, vì thế, hãy đảm bảo nội dung của nó phải được tổ chức thật rõ ràng và không có lỗi. Nếu ở đại học, thầy giáo có thể châm trước các lỗi chính tả cho bạn thì với nhà tuyển dụng, đó lại là điều không thể tha thứ. Vì vậy, bạn hãy kiểm tra lại hồ sơ thật kỹ lưỡng, tham khảo ý kiến của bạn bè, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp trong cả vấn đề nội dung và sự rõ ràng, rành mạch của hồ sơ.
3. Tùy biến hồ sơ xin việc
Nếu bạn đã có sẵn một bộ hồ sơ xin việc dày dặn và đầy đủ thông tin cần thiết gửi tới nhà tuyển dụng, hãy “tùy biến” nó thật hợp lý với từng công ty bạn ứng tuyển. Điều này nghe có vẻ hơi vô lý, nhưng đây lại là bước rất hệ trọng. Hãy nghiên cứu tìm hiểu về công ty bạn nộp đơn, lưu ý tới những từ ngữ họ sử dụng trong thông báo tuyển dụng và tùy cơ sử dụng khi thích hợp. Hãy nhấn mạnh những ưu điểm của bạn sao cho phù hợp và liên quan nhiều nhất tới vị trí công việc đang ứng tuyển. Chẳng hạn, với vị trí này, có thể bạn phải nhấn mạnh các kỹ năng sử dụng phần mềm, nhưng với vị trí khác, bạn lại phải khẳng định kỹ năng thương thuyết và tinh thần làm việc nhóm của bạn, v.v..
4. Đừng quên thư xin việc
Bạn cho rằng việc viết thư xin việc là thao tác đã lỗi thời ư? Hãy nghĩ lại. Theo một cuộc điều tra của Robert Half, có tới 91% nhà tuyển dụng được phỏng vấn đã cho biết, thư xin việc là yếu tố rất có giá trị khi họ đánh giá về ứng viên. Thư xin việc cần chứng tỏ sự hiểu biết của bạn về công ty và mở rộng thêm về những ưu điểm vượt trội nhất của bạn. Hãy nghĩ tới nó như một sự đề dẫn cho hồ sơ xin việc của bạn. Chỉ với độ dài chừng 2 hoặc 3 đoạn, một bức thư xin việc có thể được viết khá nhanh, vì vậy, bạn không có lý do gì để bỏ qua nó.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không