Kiến thức Đào tạo Cần làm gì trước buổi phỏng vấn

Cần làm gì trước buổi phỏng vấn

3
Trước buổi phỏng vấn

Luôn chuẩn bị trước một ngày: Trước một ngày phỏng vấn bạn hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu vị trí và công ty bạn ứng tuyển. Mặc dù trước đó, bạn đã gửi CV xin việc cho họ, nhưng sẽ chẳng là thừa khi bạn quay lại và xem những nội dung bạn đã gửi cho NTD. Hoặc bạn hãy dành thời gian 10—15 phút lên xem website để tìm hiểu thêm những thông tin đặc biệt về công ty đó hay xem vị trí địa điểm của công ty đó để tránh việc tắc đường và đến trễ trong buổi phỏng vấn
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam


Khi đã được nhà tuyển dụng hẹn phỏng vấn hãy chuẩn bị thật kỹ càng cho trước và sau phỏng vấn

Không uống rượu bia vào buổi tối trước ngày phỏng vấn: Sức khỏe luôn luôn quan trọng, nhất là việc bạn đã luôn mong chờ cơ hội đến ngày này, cho nên bạn đừng uống rượu bia vào buổi tối trước ngày phỏng vấn, hoặc đi nhà hàng ăn những thức ăn ảnh hưởng đến cái dạ dày của bạn. NTD sẽ rất tinh ý để ý sắc thái, khuôn mặt của bạn. Thậm chí, rất có thể NTD sẽ ngửi thấy mùi khó chịu từ mùi rượu bia, thuốc lá hay mùi dầu thơm còn lại của ngày hôm trước
Luôn thử lại trang phục chuẩn bị cho buổi phỏng vấn: Không thể phủ nhận vai trò của trang phục trong buổi phỏng vấn. Nó là “cái ấn tượng ban đầu lưu luyến ấy” để được lòng NTD. Có thể NTD sẽ không hoàn toàn dựa trên vẻ bề ngoài của bạn để đánh giá năng lực nhưng trang phục luôn là một tiêu chí quan trọng. Cho nên, trước ngày phỏng vấn một ngày bạn hãy đảm bảo hãy thử lại quần áo và chắc chắn rằng nó vẫn còn thích hợp cho bạn . Và nếu thấy cần thiết đổi, ban nên sắp xếp thêm thời gian để tìm kiếm những trang phục khác thích hợp hơn
Sau buổi phỏng vấn
Hãy đánh giá lại: Có thể, trong buổi phỏng vấn, lúc đó bạn chưa có thời gian nghĩ lại về những câu trả lời của NTD hỏi lúc đó nhưng dân gian ta có câu: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Việc bạn nên xem xét lại việc mình đã thể hiện được gì trong cuộc phỏng vấn đó và để rút kinh nghiệm cho bản thân cho những buổi phỏng vấn về sau. Có thể sau cuộc phỏng vấn đầu tiên không được như ý sẽ ảnh hưởng không tốt đối với bạn, vì vậy bạn nên nhanh chóng điều chỉnh tâm lý để đối đầu với các thử thách mới.
Hãy viết thư cảm ơn: Một việc quan trọng là bạn cần phải viết thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn, nhất là buổi phỏng vấn thứ hai. Bạn cũng cần cảm ơn những người mà bạn phỏng vấn và những người đã giúp bạn biết được công việc đó.Đây là việc mà bạn cần làm nhất vừa để thể hiện lịch sự của mình vừa thể hiện sự quan tâm của mình đối với công việc đã được phỏng vấn. Lá thư cảm ơn này cũng giúp cho nhà tuyển dụng gợi nhớ về bạn nhiều hơn. Nếu bạn cảm thấy muốn viết nhưng không biết viết như thế nào hay thậm chí bạn nghĩ được những gì mình sẽ cần phải viết nhưng lại không thể viết thì bạn hãy lên mạng seach, sẽ có rất nhiều những mẫu thư viết cảm ơn có sẵn, bạn có thể tham khảo và tạo dấu ấn cá nhân riêng vào trong đó
Đối đầu với sự thất bại: Dù trong quá trình phỏng vấn bạn đã biết được phần nào kết quả. Tuy nhiên cho dù kết quả không như bạn mong đợi thì bạn cũng đừng mang tâm trạng bất mãn hay tỏ ra bi quan và mất phương hướng bởi vì “thất bại là mẹ thành công. Nhà tuyển dụng luôn có rất nhiều tiêu chí để lựa chọn ứng viên bạn vẫn còn rất nhiều cơ hội ở phía trước, hãy đi tìm chúng và hãy biến chúng thành kết quả mà bạn mong muốn nhất
TimViecNhanh.com kết
Cơ hội luôn chia đều cho mỗi người và nếu bạn biết tận dụng và nắm bắt cơ hội thì tỷ lệ thành công luôn ở mức cao. Hy vọng những điều chia sẻ của TimViecNhanh.com ở trên sẽ giúp ích nhiều cho các ứng viên
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không