Kiến thức Đãi ngộ Nên và không nên trong việc đàm phán lương bổng

Nên và không nên trong việc đàm phán lương bổng

41
Khi đi phỏng vấn, bạn sẽ luôn phải đối mặt với việc đàm phán về lương. Luôn là vấn đề nhạy cảm nhất trong buổi phỏng vấn, lương luôn là phần biểu thị năng lực cho mỗi cá nhân ứng viên và tất nhiên ứng viên nào cũng muốn biết công ty mà họ sắp làm việc sẽ trả lương như thế nào, ngược lại những nhà tuyển dụng thì lại muốn thăm dò ý kiến xem liệu rằng ứng viên muốn được nhận bao nhiêu? Và họ có thực sự xứng đáng?
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

NTD luôn có xu hướng đánh giá cao ứng viên muốn đạt mức thu nhập tốt. Do đó đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của việc đàm phán lương trong buổi phỏng vấn

Không nên nói rằng lương của tôi là XYZ…và hy vọng a/c sẽ đồng ý 
Những ứng viên có thu nhập cao cũng được thừa nhận là có năng lực tốt, chủ động và thành công hơnXét cho đến cùng Nhà tuyển dụng có xu hướng đánh giá cao ứng viên muốn đạt mức thu nhập tốt. Tuy nhiên bạn cũng không nên nói thẳng và lộ liễu như vậy thay vào đó hãy nói với NTD rằng bạn cũng sẽ cảm thấy thoải mái với mức lương đó cho dù phía công ty có từ chối đề nghị của bạn. Điều này sẽ khiến cuộc phỏng vấn dễ chịu và không khí của cuộc nói chuyện không bị căng thẳng.

Hãy tự để NTD đề nghị mức lương? Tại sao không?
Nếu bạn làm vậy, bạn có thể tự đánh giá bạn quá cao trước khi nhà tuyển dụng bị thuyết phục rằng họ cần bạn do đó hãy đừng trở thành người đầu tiên đề cập đến tiền lương trong buổi phỏng vấn. Hãy để nhà tuyển dụng đưa nó ra số lần đề nghị cần thiết cho đến khi bạn sẵn sàng. Tất nhiên trước đó bạn đã thăm dò số lương của loại công việc bạn xin tuyển thường là bao nhiêu của công ty đó. Và nếu như trong quá trình phỏng vấn NTD đưa ra một lời đề nghị với mức lương thấp thì bạn nên cố gắng đàm phán để tăng lên chứ đừng vội từ bỏ ngay.
Nhận làm việc ngay khi NTD đưa ra mức lương thấp
Trường hợp này dễ rơi vào trường hợp những ứng viên đã “nản” khi nộp nhiều hồ sơ mà không có kết quả mong muốn hoặc những ứng viên mới ra trường và chỉ muốn tìm một bến đỗ tạm thời. Tuy nhiên cho dù có vậy trong phỏng vấn nhà tuyển dụng lại đưa ra đề nghị quá thấp. Lúc ấy, đừng chối phắt mà cũng đừng nhận lời ngay. Hãy trả lời rằng bạn cần suy nghĩ thêm ngày mai hoặc ngày kia và vẫn không quên cho họ biết bạn rất quan tâm đến công việc, nhưng muốn họ có thay đổi tốt hơn về lương bổng. Và đến ngày bạn đã hứa với NTD, mặc dù sắc xuất thấp và đoán trước được kết quả nhưng bạn vẫn hãy gọi điện cho nhà tuyển dụng xem họ có thể thay đổi được gì hay không trước khi bạn đưa ra câu trả lời cuối cùng hoặc khôn ngoan hơn bạn đồng ý chấp nhận mức lương thấp và bạn nói cho NTD biết đó là mức lương trong thời gian thử việc và dĩ nhiên sẽ không NTD nào nói không trong trường hợp này vì trong thời gian thử việc nhà tuyển dụng sẽ biết được khả năng thật sự của bạn. Và nếu ứng viên thật sự là người xuất sắc thì chuyện tăng lương sẽ chỉ là vấn đề thời gian
Nói “dối” mức lương cũ
Việc bạn thổi phồng mức lương cũ có thể NTD nghi ngờ và kết quả là họ yêu cầu bạn đưa bảng lương của công ty cũ ra. Do đó đừng bao giờ nói dối nhà tuyển dụng về mức lương thật hiện nay của bạn. Tốt hơn hết bạn hãy nghĩ cách ứng biến khi phỏng vấn để đạt được mức lương mong muốn, bởi vì nhà tuyển dụng luôn có cách kiểm tra thu nhập của bạn nếu họ làm. Đừng làm hỏng hình ảnh mình trong mắt họ và bạn bị họ đánh giá là không trung thực. Một lời khuyên đó là nếu bạn muốn thồi phồng mức lương thì nên không vượt quá hơn 30% so với mức lương cũ. Đây là con số an toàn khi NTD hỏi về mức lương

Kết
Trong công việc, mức lương luôn là phần quan trọng đánh giá phần nào năng lực của mỗi ứng viên và việc đàm phán lương bổng là một vấn đề tế nhị, nếu quá hấp tấp và nôn nóng hoặc thiếu kỹ năng rất có thể mức lương của bạn không đạt được như mong đợi. TimViecNhanh.com hy vọng những vấn đề đã đề cập ở trên sẽ giúp ích cho các ứng viên hiểu rõ và lường trước được những tình huống khó ngờ để có thể đạt được mức lương cao nhất tối thiểu
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không