1/3 thời gian trong 1 ngày bạn dành cho công việc? Và sếp là người bạn thường xuyên tiếp xúc và gặp mặt và mỗi người sếp đều có nét đặc trưng với điểm mạnh và yếu của riêng mình và có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi sếp mình thuộc dạng nào? Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số kiểu sếp phổ biến nhất và bạn hãy xem sếp bạn có thuộc trong số này không?
Sếp tốt và sếp tồi. Sếp bạn thuộc típ người nào?
Một sếp tốt
Luôn quan tâm đến người mới: Lính mới có thể ít tiếp xúc với sếp nhiều hơn so với nhân viên cũ và có thể bạn cho rằng sếp bận trăm công nghìn việc nên sẽ chẳng để ý đâu. Nhưng sau lần đó, khi gặp lại bạn, sếp vẫn nhận ra bạn là nhân viên mới, thậm chí còn nhớ tên và bộ phận bạn làm thì đó đích thị là một người quản lý chu đáo.
Luôn công bằng với tất cả mọi người: Một người sếp luôn đánh giá nhân viên dựa trên năng lực chứ không phải là xinh đẹp, hay khéo miệng hay ưa nịnh nọt thì bạn có thể yên tâm và làm việc, vì đây là một vị sếp công bằng, bạn có thể phát huy tất cả các năng lực bản thân lâu dài cho công ty, đây chính là môi trường lý tưởng để bạn phát huy tất cả các sở trường của bản thân.
Là người hiểu rõ nhân viên: Nếu sếp bạn chỉ qun tâm đến kết quả công việc mà không quan tâm đến đời sống nhân viên, một người sếp coi nhân viên như gia đình khi luôn lắng nghe nhân viên nói mà đôi khi có thể thông cảm với nhân viên khi họ có một vài chút việc riêng cá nhân có thể thông cảm mà bỏ qua, nhất là với nhân viên nữ có gia đình ( họ cần được sếp thông cảm những khi phải đổi lịch làm việc vì con ốm…)
Một sếp tồi
Hay chỉ chích: Một người sếp hay chỉ chích nhân viên bằng những lời nói phê bình nhưng không mang tính chất xây dựng thì đây là điểm dễ nhận thấy một vị sếp tồi luôn luôn nghĩ rằng, công việc của họ là ra lệnh cho nhân viên làm mọi việc và đảm bảo rằng nhân viên hoàn thành các công việc đó.
Luôn luôn phải đúng: Luôn không bao giờ nhận sai lầm, luôn luôn có quan niệm reo vào nhận thức nhân viên: Điều thứ nhất sếp luôn đúng. Điều thứ 2, nếu sếp sai quay về điều thứ nhất , mà một vị sếp không nhận sai lầm đồng nghĩa với việc sếp luôn tự mãn về sự quyền uy của mình
Luôn luôn thích quản lý công việc từng ly từng tí một: Luôn n yêu cầu nhân viên giải thích cặn kẽ việc họ đang làm, là một người thích “soi” từng ly từng tí khiến bạn thấy khó có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả? Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại, thì chắc chắn dễ nhận thấy đây là một vị sếp có tính đa nghi, không tin tưởng vào những gì bạn làm
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông