Mục tiêu hàng đầu của hầu hết mọi nhân viên là gây ấn tượng với sếp của mình. Nhưng thật khó nếu làm điều đó chỉ với những ý nghĩ đoán già đoán non trong đầu mà không biết chính xác thực sự sếp muốn gì.
Ảnh minh họa
Timviecnhanh chúng tôi sẽ giúp bạn, qua hàng loạt cuộc trao đổi và phỏng vấn những nhà quản lý ở các công ty thuộc nhiều lĩnh vực, chúng tôi đúc kết được một vài yêu cầu chung của họ đối với nhân viên:
Các sếp luôn bận rộn, và họ muốn bạn tiết kiệm thời gian cho họ bằng cách tự mình xoay sở với công việc, nếu phải hướng dẫn cho bạn, họ mong bạn nắm được ngay lần đầu tiên, ít nhất là phần cốt lõi cơ bản.
Sếp thích bạn khiêm tốn và hòa nhã, đôi khi họ đặt yêu cầu này lên cao hơn cả năng lực làm việc.
Sếp muốn bạn phải tự tin và có lòng tự trọng cao, vì môi trường công việc áp lực lớn có thể đánh gục bạn nếu tinh thần yếu.
Thành thật – sếp bạn ghét ai qua mặt mình, và mặc cho bạn có giỏi đến đâu, một lần bị phát hiện nói dối có thể đạp đổ hết hình ảnh của bạn trong mắt sếp.
Đôi khi sếp muốn một người dám thể hiện sự bất đồng ý kiến với mình. Điều đó cho thấy bạn quan tâm tới kết quả công việc thay vì làm một kẻ sai đâu đánh đó.
Tinh thần trách nhiệm cao, khi phạm sai lầm, hãy tìm cách khắc phục hậu quả và bù đắp cho công ty thay vì xin lỗi suông.
Hãy hiểu sếp – đừng mặc nhiên cho rằng chỉ người quản lý mới có trách nhiệm tìm hiểu về nhân viên, mà bạn cũng cần phải tỏ ra nhạy cảm với những điều sếp không tiện nói, tránh đặt sếp vào những tình huống khó xử. Sếp sẽ rất cảm kích nếu ông ấy thấy rằng bạn cũng biết nghĩ cho ông ta.
Mối quan hệ sếp – nhân viên không nên chỉ dừng lại ở mức độ công việc và lợi ích tiền bạc, là những người cộng tác lâu dài với nhau, bạn và sếp phải nâng cấp mối quan hệ ở nhiều phương diện, và việc đó bắt đầu bằng việc tìm hiểu nhu cầu và tính cách của đối phương. Chủ động trong việc này, bạn sẽ dễ dàng hòa hợp với sếp trong công việc và có cơ hội thăng tiến cao hơn.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông