Kiến thức Đào tạo Những thói quen khiến bạn làm việc không hiệu quả

Những thói quen khiến bạn làm việc không hiệu quả

10
Nếu bạn muốn tăng năng suất của mình, trước tiên hãy theo dõi nó.
Bỏ ra một vài ngày để ghi nhận lại kết quả làm việc của bạn, và tự hỏi bản thân “Mình có thói quen gì cần điều chỉnh để làm việc tốt hơn không?”
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Nếu bạn không biết phải bắt đầu từ đâu, hãy tham khảo qua một vài gợi ý sau. Đó là những thói quen xấu rất phổ biến khiến mọi người trì trệ trong công việc, hãy xem thử bạn có rơi vào các trường hợp điển hình này hay không!
These are seven important ways to revel your engine and fire up your productivity:
1. Liên tục lướt web và bật mạng xã hội:
Thật dễ để biện minh rằng “Giải trí một tí để có năng lượng làm tiếp chứ!”. Nhưng nếu cứ nửa tiếng bạn lại táy máy bật trình duyệt lên truy cập vào trang web ưa thích nào đó, hay trò chuyện không dứt với bạn bè trên Facebook, thì đó không còn đơn thuần là chuyện nghỉ xả hơi nữa. “Một tí nữa thôi rồi lại làm việc ngay!”, nhưng rồi cái “một tí” đó của bạn có thể kéo dài nửa tiếng đồng hồ hoặc hơn. Và tất nhiên với thói quen như thế, bạn chẳng thể theo kịp năng suất của đồng nghiệp được (trừ khi cả phòng ai cũng vậy).
2. Lo chuyện bao đồng:
Đồng nghiệp trợ giúp nhau là tốt, nhưng bạn nên đặt ra giới hạn rõ ràng với vấn đề này. Chỉ nên chấp nhận những yêu cầu chính đáng, còn lại bạn nên tập trung vào nhiệm vụ của bản thân mình. Nói ra có vẻ hơi phũ phàng nhưng nếu bạn quá nhiệt tình, tốt bụng, người khác có thể xem bạn như đồ ngốc để lợi dụng chứ chưa chắc đã cảm kích. Quỹ thời gian của bạn có hạn, nên hãy ưu tiên công việc của bản thân mình trước.
3. Trì hoãn mỗi khi gặp nhiệm vụ khó:
Tính trì hoãn là căn bệnh chung của nhân loại. Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là bạn được quyền lấp liếm cho sự lười biếng và ngại khó của bản thân. Ai cũng ngại khó, không ít thì nhiều, quan trọng là mức độ bao nhiêu. Nhưng có một tin vui cho bạn đây, những thứ xem ra khó nhằn kia thực tế lại thường dễ dàng hơn rất nhiều so với bạn tưởng tượng, con người hay có khuynh hướng tự hù dọa bản thân mình khi phải làm điều gì đó mới lạ. Cứ mạnh dạn bước lên một bước, và bạn sẽ cảm thấy mọi chuyện không đáng sợ như mình nghĩ.
4. Ôm đồm nhiều việc một lúc:
Các nhà khoa học đã chứng minh một người cần trung bình 23 phút để quay trở lại công việc mà anh ta đang làm dang dở trước đó. Đây là cơ sở để bạn tính toán lại nếu cho rằng làm nhiều việc cùng lúc sẽ mang lại hiệu quả cao. Chỉ cần nhảy qua nhảy lại giữa hai ba công việc, bạn đã có thể mất không một tiếng đồng hồ mà chả được gì rồi đấy!
5. Không chia nhỏ mục tiêu:
Nghĩ lớn là tốt, nhưng nó cũng có thể là rào cản ngáng đường bạn. Khi đặt ra mục tiêu cao, bạn vô tình đang tự dựng nên một quả núi trước mặt mình. Để lên đến đỉnh, bạn phải xem bản đồ, lập kế hoạch, chia nhỏ đoạn đường, nếu không bạn sẽ chẳng biết bắt đầu từ đâu. Và nếu có can đảm bắt đầu đi nữa, bạn cũng sẽ bỏ cuộc giữa chừng hoặc tiến lên một cách vật vờ nếu không biết ghi nhận công sức của mình qua mỗi chặn đường nhỏ.
Chúng ta là nô lệ của thói quen, người thành công làm nô lệ cho thói quen tốt, người lười biếng làm nô lệ cho thói quen xấu, đơn giản chỉ vậy mà thôi! Vì vậy hãy cố gắng thay đổi thói quen của bạn ngay hôm nay, từng bước một, tác động lâu dài của những chuyện đơn giản thường lớn hơn chúng ta nghĩ rất nhiều!
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không