Kiến thức Đào tạo Điều cần làm nhất khi bắt đầu công việc ở chỗ mới?

Điều cần làm nhất khi bắt đầu công việc ở chỗ mới?

9
Trong một cuộc khảo sát gần đây của timviecnhanh.com, khi hỏi các nhà quản lý :”Anh/chị có lời khuyên nào dành cho những người mới bắt đầu công việc ở chỗ làm mới?”, 9 trên 10 người đều trả lời rằng:”Hãy đặt câu hỏi!”
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Theo ý kiến của những người được khảo sát, khi bước chân vào môi trường làm việc mới, điều quan trọng nhất là bạn phải biết đặt câu hỏi cho sếp hoặc người hướng dẫn của mình. So với việc đặt câu hỏi, lặng lẽ gật đầu và tự lần mò làm việc xem ra dễ hơn rất nhiều. Một phần vì bạn còn e dè ở môi trường mới, một phần bạn nghĩ rằng nếu im lặng thực hiện nhiệm vụ của mình, bạn sẽ gây được ấn tượng tốt với sếp và đồng nghiệp phải không?
Tiếc thay, thực tế thường ngược lại.
Sếp của bạn không hề yêu cầu bạn phải nắm rõ mọi thứ ngay từ đầu, dù cho trước đó trong buổi phỏng vấn bạn có tỏ ra thông minh, nhạy bén đến thế nào chăng nữa, bắt bạn phải thực hiện rốt ráo mọi nhiệm vụ như một chiếc máy được lập trình sẵn là hoàn toàn vô lý. Tất cả cần phải có thời gian, và sếp của bạn hiểu rõ điều đó. Thế nên trái với những gì bạn e dè, sếp của bạn có lẽ đang nóng lòng muốn nghe một thắc mắc nào đó từ phía bạn đấy!

Đặt câu hỏi đúng giúp bạn tránh thất bại và tiết kiệm thời gian:
“Nếu bạn không chắc về điều gì đó, tốt hơn là nên hỏi xin hướng dẫn thay vì tự thử nghiệm.”, ông Vinh, tổng giám đốc công ty timviecnhanh.com chia sẻ.
Tuy nhiên, một câu hỏi hợp lý là một câu hỏi về chi tiết công việc, không phải dạng chung chung như :”Thế bây giờ em phải làm gì đây?”, câu hỏi như thế cho thấy bạn thiếu chú tâm trong công việc .Nếu cảm thấy mù mờ về nhiệm vụ, hãy liệt kê ngay ra những điểm cần làm rõ và chỉ nêu thắc mắc MỘT LẦN. Thắc mắc về những vấn đề phát sinh là chuyện chẳng đặng đừng, sau khi nghe sếp phổ biến một lần tất cả mọi thông tin cần thiết, nếu có trở ngại ngoài ý muốn, lúc này bạn nên cố gắng nghĩ cách giải quyết trước khi hỏi sếp lần nữa, đồng ý rằng sếp của bạn thích nhân viên thẳng thắn nêu thắc mắc, nhưng cái gì cũng có giới hạn mà thôi, không ai thoải mái khi suốt ngày phải cầm tay chỉ việc nhân viên.
Khi đảm đương một nhiệm vụ, nhất là trong giai đoạn đầu thử việc, nếu bạn không đặt bất cứ câu hỏi nào, sếp rất dễ nảy sinh tâm lý hoài nghi. Ông ấy không biết bạn đang làm gì để hoàn thành công việc, hoặc bạn có đang làm việc hay không.
Một câu hỏi thông minh tập trung vào công việc sẽ xóa tan tâm lý nghi ngờ cho sếp ngay từ đầu. Bên cạnh đó, điều này cũng tạo cho sếp niềm tin rằng bạn là người cầu thị, ham học hỏi, đó là yếu tố hàng đầu mà bất cứ người sếp giỏi nào sẽ tìm kiếm ở nhân viên của mình. Một thiên tài không biết học hỏi sẽ vẫn bị đánh giá thấp hơn một người bình thường nhưng luôn luôn chịu khó tiếp thu.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không