Trước hết , Do It là 1 quá trình để sáng tạo
Ảnh minh họa
Trong chương này ,những kỹ thuật đã phác thảo trước đó tập trung vào các khía cạnh cụ thể của tư duy sáng tạo. DO IT tập hợp chúng lại với nhau, và giới thiệu phương pháp chính thức của việc định nghĩa và đánh giá vấn đề. Chúng giúp bạn có được kết quả tốt nhất trong số các phương pháp kỹ thuật sáng tạo.
DO IT là một từ viết tắt của:
D – Define Problem ( Xác định vấn đề )
O – Open mind and Apply Creative Techniques ( Mở rộng tư duy và áp dụng các kỹ thuật sáng tạo )
I – Identify Best Solution ( Xác định giải pháp tốt nhất )
T – Transform ( Biến đổi )
Những giai đoạn này được giải thích chi tiết dưới đây
1 .Xác định vấn đề
Phần này tập trung vào phân tích các vấn đề để đảm bảo rằng các câu hỏi đúng được hỏi. Các bước sau đây sẽ giúp bạn làm điều này:
Kiểm tra xem là bạn đang giải quyết vấn đề gì, chứ không phải là nguồn gốc của vấn đề. Để làm điều này, hãy tự hỏi tại sao các vấn đề tồn tại liên tục cho đến khi bạn nhận ra được căn nguyên của nó
Đặt ra các giới hạn của vấn đề. Làm việc theo các mục tiêu mà bạn đặt ra phải đạt được và dưới sự câu thúc của chính bản thân
Nếu vấn đề xảy ra là rất lớn, thì hãy chia nó ra thành các phần nhỏ hơn. Tiếp tục giải quyết cho đến khi mỗi phần được hoàn tất đúng cách, hoặc cần sử dụng một công cụ nghiên cứu để định lượng chính xác. Xem Drill Down để có một mô tả chi tiết hơn của quá trình này.
Tóm tắt các vấn đề càng ngắn gọn càng tốt. Robert W Olsen cho rằng cách tốt nhất để làm điều này là để viết ra một vài báo cáo vấn đề trong vòng hai từ và lựa chọn ra cái nào là tốt nhất.
2. Mở rộng tư duy và áp dụng các kỹ thuật sáng tạo
Một khi bạn biết những vấn đề mà bạn muốn giải quyết, bạn đã sẵn sàng để bắt đầu tạo ra các giải pháp có thể. Nó rất lôi kéo bạn chấp nhận ý tưởng khá khẩm đầu tiên mà bạn nghĩ tới. Nếu bạn làm điều này, bạn có thể sẽ bỏ lỡ nhiều giải pháp tốt hơn.
Ở giai đoạn này của DO IT, chúng ta không quan tâm trong việc đánh giá các ý tưởng. Thay vào đó, chúng ta đang cố gắng để tạo ra càng nhiều ý tưởng khác nhau càng tốt. Ngay cả những ý tưởng tồi cũng có thể là tiền đề của những ý tưởng khá khẩm hơn.
Trong phần này, Bạn có thể sử dụng toàn khả năng của các kỹ thuật sáng tạo trước đó để tìm kiếm các giải pháp tối ưu. Mỗi công cụ đều có thế mạnh riêng và lợi ích của nó, tùy thuộc vào những vấn đề mà bạn muốn giải quyết. Trong khi bạn đưa ra các giải pháp, hãy nhớ rằng những người khác cũng sẽ có quan điểm khác nhau về vấn đề này,và gần như chắc chắn rằng việc trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp của bạn là một phần không thể thiếu của quá trình.
3. Xác định giải pháp tốt nhất
Chỉ ở giai đoạn này , bạn lựa chọn ý tưởng tối ưu nhất trong số những ý tưởng mà bạn đã tạo ra. Hiển nhiên,Nó phải là ý tưởng tuyệt vời nhất . Ngoài ra, bạn có thể phải kiểm tra xem xét và phát triển một số ý tưởng 1 cách chi tiết trước khi bạn chọn ra 1 cái.
Phần Kĩ thuật đưa ra quyết định (Decision Making Techniques) của Mind Tools giải thích một loạt các kỹ thuật đưa ra quyết định xuất sắc. Bảng phân tích sơ đồ hình cây (Decision Tree Analysis ) và Phân Tích Trường Lực (Force Field Analysis) là đặc biệt hữu ích. Những công cụ này sẽ giúp bạn lựa chọn cái tốt nhất trong các giải pháp có sẵn.
Khi bạn lựa chọn một giải pháp, hãy nhớ rằng mục tiêu của chính bạn hoặc mục tiêu của tổ chức. Việc ra quyết định thường xuyên sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn biết những công cụ này.
4. Chuyển đổi
Sau khi xác định vấn đề và tạo ra một giải pháp cho nó, giai đoạn cuối cùng là thực hiện giải pháp này. Điều này không chỉ bao gồm sự phát triển chắc chắn cho một sản phẩm từ ý tưởng của bạn, mà còn là của các bộ phận tiếp thị và kinh doanh. Điều này có thể mất rất nhiều thời gian và công sức.
Nhiều nhà sáng tạo bị thất bại ở giai đoạn này. Họ tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới , đi trước mấy năm so với những gì có sẵn trên thị trường. Sau đó họ gặp khó khăn trong việc phát triển chúng, và rồi cuối cùng chỉ biết nhìn thành tựu của kẻ đi sau dựa vào những nghiên cứu của họ trước đó cộng với sự may mắn không nhỏ là các sản phẩm này trong giai đoạn này lại rất hợp thời!
Giai đoạn đầu tiên trong việc chuyển đổi một ý tưởng là phát triển một Kế hoạch hành động ( Action Plan) cho việc chuyển đổi. Điều này có thể dẫn đến việc tạo ra một doanh nghiệp hoặc kế hoạch tiếp thị. Một khi bạn đã làm được điều này, thì hãy bắt đầu thực hiện các công việc !
DO IT được Robert W Olsen giới thiệu trong cuốn sách của ông “Nghệ thuật của Tư Duy Sáng Tạo”.( The Art of Creative Thinking)
Tóm tắt lại những điều cơ bản của quá trình DO IT:
DO IT là một quá trình mà cấu trúc dùng để sáng tạo. Sử dụng DO IT để đảm bảo rằng bạn xây dựng được các nền tảng cần thiết ,giúp bạn thu được nhiều kết quả nhất trong các công cụ sáng tạo.
Các bước trọng tâm:
Định nghĩa vấn đề: Trong giai đoạn này bạn áp dụng một số kỹ thuật để đảm bảo rằng bạn đang đặt câu hỏi đúng.
Mở rộng tư duy: Ở đây bạn áp dụng các kỹ thuật sáng tạo để tạo ra như càng nhiều câu trả lời cho vấn đề của bạn càng tốt .Ở giai đoạn này bạn không đánh giá các câu trả lời.
Xác định các giải pháp tốt nhất: Chỉ có ở giai đoạn này để bạn lựa chọn giải pháp tốt nhất từ những ý tưởng được đưa ra trong bước 2.Trong trường hợp bạn đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn ý tưởng, hãy sử dụng kỹ thuật chính thức .
Biến đổi: Giai đoạn cuối cùng là làm một kế hoạch hành động ( action plan )để thực hiện các giải pháp, và sau đó thực hiện nó.Nếu không thực hiện, sáng tạo của bạn là vô nghĩa.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông