Những nhà tuyển dụng chuyên nghiệp chia sẻ những lỗi sai căn bản trong hồ sơ xin việc , bao gồm những địa chỉ email không giống ai, số điện thoại không còn tồn tại và những câu văn mẫu sáo rỗng
Ảnh minh họa
Hộp thư điện tử [email protected] trông có vẻ vô hại, nhưng nó thể hiện 1 điều: địa chỉ email này làm bạn trông thật thiếu chuyên nghiệp trong công việc
Những địa chỉ email thiếu chuyên nghiệp sẽ làm nhà tuyển dụng hiêu lầm thông điệp mà bạn muốn gửi.Nếu bạn muốn được các nhà tuyển dụng để mắt đến hồ sơ của mìnnh, thì bạn cần trau chuốt hồ sơ , thư xin việc và tất cả mọi thứ có liên quan. Thực tế cho thấy,những nhà tuyển dụng chuyên nghiệp đều đã nhiều lần lướt qua những hồ sơ chưa có đầu tư đúng mức.Nhiều nhà tuyển dụng và giám đốc nhân sự đã chia sẻ với TheLadder những lỗi thông dụng từ kinh nghiệm chuyên nghiệp của chính bản thân họ như sau
1. Những tài khoản email ngẫu hứng ,theo trào lưu, sở thích , hay dùng chung với người khác:
Tài khoản email là miễn phí.Do đó không có lí do gì mà không đăng kí cái riêng của chính bạn. Măc dù có nhiều nhà tuyển dụng chuyên nghiệp trên 10 năm kinh nghiệm chia sẻ tài khoản email cho những người quan trọng và gia đình với những địa chỉ ngẫu nhiên kiểu như [email protected] hay [email protected].. Hoàn toàn tránh những tên email dễ thương theo sở thích của bạn , ví dụ như email [email protected]. Bạn luôn có thể bày tỏ sự yêu thích với loài bướm với đồng nghiệp sau khi bạn được nhận vào làm trong công ty chứ không nhất thiết phải thông qua 1 địa chỉ email như thế . Những email như trên sẽ làm cho người nhận rất khó chịu, thậm chí không có thái độ tôn trọng ( đặc biệt với những email mang tính cợt nhả)
Thay vào đó, hãy tạo 1 địa chỉ email có liên kết chặt chẽ và rõ ràng với cái tên mà bạn sử dụng trong hồ sơ xin việc và thư xin việc
2. Thiếu khả năng đọc và sửa chữa lại hồ sơ:
Ông Lâm Quang Vinh, giám đốc Công ty CP Tìm Việc Nhanh nói rằng thật là “ đáng ngạc nhiên” khi nhiều người nộp hồ sơ với nội dung vô số lỗi đánh máy và lỗi chính tả. Ông nói , tốt hơn hết là nên nhờ 1 người bạn xem trước hồ sơ của bạn để sữa lỗi
“ Phải đảm bảo ngày tháng phù hợp, và rằng bạn không nhầm câu chuyện của bạn trùng với những mốc thời gian nào khác”
3. Những bức ảnh khêu gợi :
Lời khuyên của những chuyên gia về nộp đơn xin việc là không đính kèm hình chụp hay bất cứ bức ảnh nào vào hồ sơ. Họ có thể “ xiết” 1 hệ thống theo dõi và tìm kiếm hồ sơ ứng viên (Applicant Tracking System – ATS), 1 phần mềm tự động quét và phân tích hồ sơ. Hơn nữa, những nhà tuyển dụng chuyên nghiệp cảnh báo rằng những bức ảnh có thể khiến cho người đọc thư sẽ có những nhận xét , ý kiến chủ quan không mấy tích cực dựa vào ngoại hình của bạn. Thực vậy, 1 số phòng tuyển dụng nhân sự sẽ ngay lập tức tháo bỏ ngay những hồ sơ đính kèm ảnh để tránh bất cứ lời đàm tiếu nào về việc phân biệt đối xử
Thế nhưng vẫn còn đó những người nộp đơn gửi kèm ảnh. Một nhà tuyển dụng cũng nói là lỗi gây phiền hà nhất chính là những tấm hình chụp ở bãi biển “ Tuyệt đối không được đính kèm những bức ảnh bạn mặc áo tắm ở bãi biển ( mà sự thật là nó cũng không phải là bức ảnh bắt mắt lắm đâu, tin tôi đi) hay bức ảnh bạn ( rõ ràng là đang say mèm ) dự tiệc với bạn bè ở New York. Chẳng hay ho chút nào hết!
4. Phỏng vấn qua điện thoại với thái độ thiếu chuyên nghiệp
Nếu hồ sơ xin việc của bạn đủ hấp dẫn để thuyết phục nhà tuyển dụng gọi điện thoại cho bạn, hãy chắc là bạn đang trong tình trang tốt nhất, nghĩa là bạn sẵn sàng trả lời điện thoại với thái độ thật chuyên nghiệp
Một nhà tuyển dụng nói rằng bà thấy sự thiếu thiện ý khi gọi đến số điện thoại của 1 ứng cử viên mà chỉ nghe được câu trả lời được thu sẵn 1 cách thiếu chuyên nghiệp hay với 1 người bạn cùng phòng ko mấy niềm nở , cũng chẳng đáng tin cậy để bà có thể gởi lại lời nhắn cho cứng cử viên đó “ nếu bạn không tin tưởng bạn cùng phòng trả lời điện thoại dùm bạn và nhân dùm bạn 1 tin nhắn đàng hoàng, thì chỉ để lại số điện thoại di động của bạn mà thôi“
5. Etc – vân vân : từ biểu thị sự lười biếng
Nói cụm từ ” vân vân” ( et cetera) chỉ bộc lộ 1 điều : người tìm việc rõ ràng là “không thể bỏ ra chút thời gian để đưa ra danh sách các nhiệm vụ của anh ấy” Bà thấy được những lỗi sơ đẳng này cả ở những hồ sơ của những người mới ra người và cả ở những người có kinh nghiệm
Câu NO- NO (không – không ) khi bạn điền vào những ô trong hồ sơ việc làm sẽ chỉ khiến hồ sơ của bạn chẳng mấy đặc biệt và dễ dàng hòa lẫn vào những hồ sơ khác. Nếu bạn có những vị trí khá giống nhau ở 2 công việc gần đây nhất, hãy cố gắng viết 1 cách ngắn gọn mô tả công việc của mình rồi sau đó đưa ra những thành tựu nghề nghiệp mình đã đạt được” ,bà gợi ý
6. Những hồ sơ khuôn mẫu
Một người luôn tìm kiếm những nhân viên quản lý nhiệm vụ hay giúp đỡ trong việc lên kế hoạch sư kiện. Bà nói bà thường xem các hồ sơ và thư xin việc mà người gửi thậm chí không áng chừng đến cả nội dung công việc là gì
” Họ chỉ làm 1 động tác : điền tên vào và gửi đi. Vào 1 lần nọ, tôi có thể đọc được những gì họ miêu tả về tôi trong thư xin việc thay vì nói rằng họ tôn trọng đến chức vụ trong công việc của tôi và mong muốn theo tôi học hỏi” , bà nói
Trong nhiều dịp khác, bà Goldberg nói bà đã đặc biệt nêu ra 1 điều kiện tiên quyết là ít nhất phải có 3 năm kinh nghiệm trong việc lên kế hoạch sự kiện mà không bao gồm tiệc cưới của ứng cử viên hay của gia đình, bạn bè những ứng cử viên., “ Họ rõ ràng là không đọc kĩ những điều kiện tiên quyết đó mà chỉ biết gửi thư dù họ thậm chí là chưa từng sắp xếp sự kiện nào cho bất kì ai mà họ đã nói nếu tôi có thể cho họ 1 cơ hội phỏng vấn”
7. Liệt kê mọi thứ liên quan đến công việc chứ không phải những gì vặt vãnh trong cuộc sống riêng của bạn:
Một nhà tuyển dụng nói “ Tôi không quan tâm , và cũng không có thời gian để đọc những tiểu tiết trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật của bạn” “ Nếu bạn không thể chỉnh sửa hồ sơ của bạn trong vòng 1 hay 2 trang là tối đa,tôi sẽ không đọc nó. Nếu có điều gì không liên quan đến công việc hay những công việc của bạn trước đây, thì đừng kể thêm vào
8. Những lỗi dài dòng thường mắc phải
– Kể tên người phối ngẫu.
– Không ghi rõ tên của sếp cũ hay trường học ( ví dụ như LSU” thay vì “Louisiana State University” hay “ZDE”
thay vì “Ziff Davis Enterprise”)
– Không cung cấp đủ tên thành phố, hay bang của sếp cũ hay trường học
– Bỏ sót mã vùng của số điện thoại trong phần tham khảo hay của sếp cũ
– Chỉ cung cấp 1 chữ đầu tiên trong tên của người quản lý hay trong phần tham khảo
– Bao gồm những số điện thoại không còn liên lạc được trong phần tham khảo hay của sếp cũ
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông