Ở cấp độ nhận thức, tôi biết chúng là những sinh vật bé nhỏ vô hại. Nhưng nếu tôi trông thấy một cái mạng nhện ở tầng hầm tôi lập tức chuyển qua tình trạng cảnh giác trước những kẻ xâm nhập nguy hiểm. Và khi tôi trông thấy một con nhện, ngay lập tức nỗi sợ bao trùm lấy tôi. Bởi vì nỗi ám ảnh nhẹ này, từ “nhện” luôn gây cho tôi sự chú ý mỗi khi tôi nhìn thấy nó trên các ấn phẩm. Tôi biết được rằng tôi sợ nhện thì tôi sẽ càng chú ý tới chúng. Đó chính là điều đã xảy ra tại nhà tôi, ở đây tôi luôn là người tìm ra con nhện duy nhất ở dưới tầng hầm, trong khi những người khác thì quên mất sự tồn tại của những con vật vô hại này.
Ảnh minh họa
Khi chúng ta lo âu về vấn đề gì đó, hay cho cái gì đó là một mối đe dọa chúng ta sẽ chú ý nó hơn. Nói cách khác, cái gì chúng ta chú tâm thì chúng ta sẽ trông thấy.Đó là một khái niệm mạnh mẽ có quan hệ mật thiết với cuộc sống cá nhân và trong tổ chức của chúng ta.Những gì chúng ta thấy bị ảnh hưởng sâu đậm bởi những gì chúng ta trông đợi.
Qua nhiều năm, nhiều học giả đã nghiên cứu nhiều dạng của quan niệm này, như là hiệu ứng Rosenthal, còn được biết đến với tên hiệu ứng Pygmalion (một khám phá tâm lý học chỉ ra rằng yêu cầu lớn của một nhà lãnh đạo sẽ khiến năng lực làm việc của nhân viên tăng cao) và hiện tượng tương ứng, Hội chứng Set Up To Fail (chỉ ra rằng yêu cầu thấp sẽ dẫn đến năng lực kém). Trong khi những quan niệm này có liên quan tới những yêu cầu chúng ta nhận được từ người khác, hiệu ứng Galatea (được đặt theo tên tượng đá một phụ nữ đẹp mà điêu khắc gia Pygmalion đã tạo nên sự sống cho nó) nói về những yêu cầu mà các cá nhân tự đặt ra cho bản thân – khi mà, trên thực tế, sự tự đòi hỏi bản thân một cách cao độ đã trở thành chất xúc tác đưa đến thành tựu lớn hơn của mỗi cá nhân – .Khi điều này xảy ra, chúng ta trở thành lời tiên tri tự đáp ứng một cách tích cực của chính bản thân mình.
Đây là một yếu tố lớn ảnh hưởng đến năng lực của người lao động. Một lãnh đạo tài giỏi là người ở đó để giúp nhân viên tin vào chính mình, tin vào khả năng lao động tốt, tạo nên môi trường cho tiềm năng của nhân viên mình được phát huy. Sự tự tin có được từ sự trông mong bản thân một cách cao độ của người lao động, đến lượt nó, sẽ giúp họ đạt đến các thành quả lớn hơn và năng suất lao động cao hơn – năng lực của người lao động sẽ gia tăng tương ứng với yêu cầu họ tự đặt ra cho mình.
Có thể nói học giả đã nghiên cứu nhiều nhất về lĩnh vực này là Tiến sĩ Albert Bandura của Đại học Standford. Người đã đi tiên phong đưa ra khái niệm về sự tự chủ năng lực cá nhân (Self-efficacy) . Sự tự chủ năng lực cá nhân là niềm tin của chúng ta về khả năng làm việc một cách hiệu quả. Giả thuyết của Tiến sĩ Bandura là một cá nhân nếu có yêu cầu từ năng lực cá nhân cao- những người tin rằng họ có thể đạt được những điều họ làm- thì khỏe mạnh hơn, làm việc hiệu quả hơn và nhìn chung là thành công hơn những người có yêu cầu từ năng lực cá nhân ở mức thấp
Sự tự chủ năng lực cá nhân cao quyết định nhiều sự lựa chọn của chúng ta – sự tự chủ năng lực cá nhân càng cao, thì khả năng chúng ta tìm kiếm thử thách và đứng vững trước nghịch cảnh hoặc thất bại càng lớn. Sự tự chủ năng lực cá nhân cao còn ảnh hưởng đến mức nỗ lực mà chúng ta dùng để đạt được thành tựu.Có thể nói rằng “chúng ta là cái chúng ta nghĩ”.
Câu châm ngôn này hiện nay đã được chứng minh một cách khoa học.Từ một nghiên cứu não bộ sâu rộng đang được tiến hành, chúng ta biết rằng não bộ của chúng ta không cứng nhắc mặc định.Chúng ta biết rằng não bộ là chất dẻo, nó có khả năng tự điều chỉnh chính nó mỗi khi chúng ta trải nghiệm một điều gì mới. Theo tiến sĩ tâm lý học và thần kinh nhận thức học John Kounios thuộc Đại học Y khoa Drexel, hệ thống kết nối thần kinh của chúng ta thậm chí có thể thay đổi chỉ sau một buổi nói chuyện kéo dài 20 phút! Điều này cho ta những một ý nghĩa mới cho tác động tích cực mà ta có thể đạt được từ các buổi nói chuyện giữa chúng ta, với một người huấn luyện hoặc người chỉ dẫn bàn về những mong đợi lớn chúng ta tự đặt cho bản thân mình.
Như thế, bạn nghĩ về bản thân bạn như thế nào, bạn nghĩ về những khả năng tiềm ẩn mà cho tới nay bạn chưa sử dụng?Từ 1 đến 10 hãy tự cho điểm về sự tự chủ năng lực cá nhân của bạn?Những mong đợi về bản thân do chính bạn đặt ra?Điều gi bạn muốn đạt được trong công việc và cuộc sống của mình?Bạn muốn khả năng lãnh đạo của mình được biết đến như thế nào?
Tôi đã đặt câu hỏi này cho hơn một tá những người cực kỳ thành công trong lĩnh vực kỹ thuật mà tôi đã may mắn được tiếp xúc trong thời gian gần đây. Bất cứ ai được tôi hỏi đều nêu ra những kỳ vọng cao về tương lai của chính họ; và số đông, đang ở tuổi trung niên, đang tìm kiếm câu trả lời mang tính triết học cho câu hỏi thâm thúy: “Điều gì sẽ tiếp đến cho đời tôi?” trong việc lên kế hoạch cho tương lai.
Một trong những người tôi hỏi đã chỉ cho tôi một cuốn sách có tác động đặc biệt đến ông ta. Tác giả cuốn sách là James O’Toole, giáo sư nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu cách thức Tổ chức hiệu quả thuộc Đại học Nam California và thành viên kỳ cựu thuộc Trung tâm Mortimer J Adler của học viện Aspen, và cuốn sách có nhan đề là Tạo ra một cuộc sống tốt: Áp dụng Trí tuệ Aristotle để tìm ra Ý nghĩa và Hạnh phúc (Good Life: Applying Aristotle’s Wisdom to Find Meaning and Happiness). Cuốn sách này kể lại cho chúng ta quá trình tác giả tìm kiếm cuộc sống tốt hơn và , bên cạnh nhiều điều khác, cách nào chúng ta có thể giải quyết sự căn thẳng của cuộc sống gia đình và sự tận tâm trong công việc; làm cách nào chúng ta có thể tìm ra ý nghĩa và sự trọn vẹn, và làm cách nào chúng ta tạo ra một cộng đồng tốt trong công ty của mình; ngay cả khi chỉ có một người làm việc với mình: “Nếu Aristotle đúng trong việc cuộc sống tốt phụ thuộc vào việc phát triển tiềm năng con người, thì việc tạo điều kiện cho người lao động có thể làm việc này là trách nhiệm đạo đức của người lãnh đạo tổ chức … những nhà lãnh đạo không cho người lạo động cơ hội phát triển tiềm năng cũng đồng thời không cho chính họ cơ hội để phát triển bản thân”.
Nếu bạn quyết định mua cuốn sách này, hãy chuẩn bị để làm một số thăm dò nghiêm túc về các vấn đề sau:
Có một cuộc sống tốt có nghĩa là gì?
Để hạnh phúc, điều gì tôi hiện phải làm và không được làm? Và tôi phải ngừng điều gì tôi đang làm?
Làm cách nào tôi tạo điều kiện cho những người làm việc cho tôi được hạnh phúc?
Tôi bắt đầu tự phát triển kỷ luật cá nhân như thế nào mà bằng cách đó tôi có thể tập trung vào những điều khiến tôi hạnh phúc về lâu về dài?
Sự xuất sắc cá nhân là gì, và tôi có thể đạt được nó bằng cách nào?
Bằng cách nào tôi có thể trở nên vừa thành công trong sự nghiệp, vừa trở thành một cá nhân vẹn toàn có nhiều sở thích và hiểu biết?
Hạnh phúc cá nhân của tôi có mối quan hệ đến mức nào với cộng đồng những cá nhân khác?
Để sống một cách toàn vẹn nhất, theo lời dạy của Aristole, đòi hỏi sự chặt chẽ trong cảm xúc và trí tuệ của bản thân. Nó còn đòi hỏi phải đặt yêu cầu cao cho bản thân, những đòi hỏi mà có thể ở khía cạnh nào đó gần giống như sự tự cao.
Nếu khả năng tạo ra những kinh nghiệm có tính sáng tạo và thỏa mãn nhằm lấp đầy con tim và khối óc của chúng ta dười như bất khả thi, thì chúng ta cần phải đặt ra câu hỏi về những giả định cơ bản để giúp chúng ta thấy được cái chúng ta đang thấy, và cãi lại những cái giả định này.
Những bước nào bạn cần bước để mở ra những khả năng tiềm ẩn của mình?Những cái “nhưng” bạn cần phải xóa bỏ khỏi từ điển bản thân nhằm vươn đến thành tựu cá nhân có cấp độ cao hơn?Những lối mòn tư duy nào bạn cần phải thay đổi để ngăn chặn sự khó khăn? Charles M Schwab nói một cách thông minh: “Không ai trong chúng ta sinh ra mới một cái van dừng sức mạnh hoặc với một bộ hạn chế những khả năng của bản thân. Không có bất cứ sự hạn chế nào cho sự phát triển của bản thân mỗi chúng ta.” Như là đối với tôi, tôi cần phải dừng việc thấy nhện là thứ đáng sợ và dừng coi sức sáng tạo đáng ngạc nhiên ở các lưới tơ của chúng là một điều kì dị.