Kiến thức Đào tạo Bí quyết giúp bạn thăng tiến nhanh hơn

Bí quyết giúp bạn thăng tiến nhanh hơn

4
Tình hình cạnh tranh gay gắt ngày nay dẫn đến việc các công ty, tập đoàn ngày càng đòi hỏi cao hơn từ nhân viên của họ. Nếu như trước kia việc thăng tiến chủ yếu dựa trên thâm niên và kinh nghiệm, thì ngày nay bạn cần nhiều yếu tố khác để bước lên một bậc thang mới trong sự nghiệp.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

1/ Trau dồi tri thức:
Tri thức là sức mạnh. Những ông chủ ngày nay sẵn sàng sa thải một nhân viên cũ lạc hậu và thay thế bằng một nhân viên mới với nhiều vốn kiến thức hữu dụng và tinh thần không ngừng học hỏi. Để trụ vững và thăng tiến trong bất kì lĩnh vực nào, bạn phải thường xuyên trau dồi vốk kiến thức về lĩnh vực đó, cùng với những kĩ năng thiết thực khác. Để làm tốt việc này, cách tốt nhất là chủ động hỏi ông chủ xem bạn nên học hỏi thêm những gì để có thể đóng góp nhiều hơn cho công ty. Nếu muốn ông chủ tăng lương cho bạn 1 đồng, ít nhất bạn phải sinh lợi thêm cho ông ấy 5 đồng. Do đó, trước khi nghĩ đến việc được đề bạt, tăng lương thăng chức, hãy tập trung nỗ lực hoàn thiện bản thân mình hơn. Một người chủ có tầm nhìn sẽ không bao giờ để bạn chịu thiệt trong chuyện này. Ngược lại, hãy mạnh dạn tìm cho mình một nơi dừng chân mới.
2/ Biết cách đặt câu hỏi với sếp:
Các ông chủ đặc biệt để ý đến những nhân viên hay đặt câu hỏi hay cho họ. Đừng ngại đặt câu hỏi khi bạn không hiểu điều gì đó trong quy trình hoặc có thắc mắc chính đáng. Đặt câu hỏi đúng nơi đúng lúc cho thấy bạn là người quan tâm đến công việc, ham học hỏi, đó là tiêu chí đầu tiên để xét thăng tiến cho một nhân viên. Tuy nhiên, trước khi đặt câu hỏi với sếp, hãy đảm bào rằng trước đó bạn đã thử tự mình tìm câu trả lời, không ai cảm thấy thoải mái khi phải cầm tay chỉ việc từng li từng tí cho nhân viên, nhưng anh ta không hề động não mà hở ra một tí lại quay sang hỏi mình. Mục đích của sếp khi thuê bạn về là đỡ bớt công việc cho ông ấy, không phải để gánh thêm gánh nặng lên người.
3/ Đừng nên chăm chăm vào chuyên môn:
Mỗi người trong công ty, nhất là công ty lớn, đều có những bổn phận riêng được xác định rõ ràng. Điều lợi là bạn biết rõ vị trí mình ở đâu, bạn đang đóng góp gì cho tổ chức chung, tuy nhiên đó cũng có thể là một cái bẫy khiến bạn mắc kẹt trong giới hạn chuyên môn của mình. Thực tế cho thấy khi có một việc gì đó phát sinh, ý nghĩ đầu tiên nảy lên trong đầu của đa số người đi làm là xét xem nó thuộc bổn phận của ai khác, giao lại cho người đó, và thế là xong! Đây là điểm khác nhau giữa những nhân viên được lòng sếp và những người bình thường khác. Đồng ý rằng trong công sở, việc chơi “lấn sân” đồng nghiệp là chuyện cấm kỵ, tuy nhiên bạn cũng không nên chỉ khư khư làm nhiệm vụ của riêng mình. Hãy chủ động đảm nhiệm thêm những việc nằm ngoài bảng mô tả công việc ban đầu, và hãy làm với một thái độ tích cực nhưng khiêm tốn, bạn sẽ được lòng không chỉ sếp mà cả đồng nghiệp. Bên cạnh đó, để đề bạt một người lên vị trí quản lý, sếp bạn cần phải chọn ai là người đa năng nhất trong phòng, vì nếu một nhân viên chỉ lo làm tốt bổn phận được giao, anh ta sẽ không có cái nhìn toàn diện về công việc của một phòng ban và không thể nào thành một quản lý, trưởng phòng giỏi được.
Tùy theo văn hóa công ty, ngoài những cách kể trên , bạn còn có thể áp dụng nhiều cách khác để nâng cao cơ hội thăng tiến của mình. Nhưng cốt lõi vấn đề vẫn nằm ở cái tâm với công việc và sự khéo léo, khiêm tốn của bạn.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không