Bản chất con người chúng ta thường hay trì hoãn. Đôi khi đó chỉ là những việc lặt vặt như sắp xếp đồ đạc, rửa ly tách, giặt giũ quần áo…
Ảnh minh họa
Tuy nhiên thông thường chúng ta có khuynh hướng trì hoãn nhiều hơn khi phải đối mặt với những công việc đòi hỏi thời gian công sức nhiều, không có thời hạn cụ thể, hay chuyện đó đặt chúng ta trước một rủi ro nào đó như thất bại, mất mặt v.v…Chắc hẳn bạn cũng đã từng trải qua cảm giáckhó chịu, nặng nề như đeo gông vào cổ khi buộc bản thân phải làm những chuyện như nâng cao tay nghề để tìm kiếm công việc tốt hơn hay phải đối mặt với một tình huống khó xử, theo đuổi một mục tiêu dài hạn. Không có gì sai ở đây cả, đó đơn thuần chỉ là bản năng của loài người từ xưa khi sống trong thế giới tự nhiên, bạn càng tránh làm những việc khó khăn và nguy hiểm, khả năng tồn tại của bạn càng cao. Thế nhưng trong xã hội hiện đại, những bản năng có ích này lại quay sang cản trở chúng ta trên nhiều phương diện. Khi cuộc sống không còn là chuyện tìm cách sinh tồn, con người cần phải dẹp bỏ phần nào bản năng an toàn thừa hưởng từ tổ tiên. Để giải quyết vần đề này, không phải chúng ta chỉ cần ép bản thân mình vào khuôn khổ là được, điều đó không có tác động lâu dài, trái lại, chúng ta phải tổ chức lại cách sống và làm việc của mình để hạn chế sức ảnh hưởng của bản năng an toàn.
Sau đây là 6 cách bạn có thể áp dụng ngay để cải thiện tính trì hoãn của mình:
1/Xác định mục tiêu rõ ràng và thời hạn cụ thể cho từng việc: Những việc làm với mục tiêu mơ hồ và thời hạn lỏng lẻo hay không có thời hạn rất dễ đi vào quên lãng hoặc ì ạch năm nay qua tháng nọ vẫn chưa xong. Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đề ra thời hạn, và một khi đã quyết định, hãy cố gắng đừng bao giờ thay đổi nó.
2/Chia nhỏ mục tiêu: mục tiêu của bạn càng to lớn và dài hạn, nguy cơ bạn bỏ dở giữa chừng càng cao. Thế nên mỗi khi bạn mệt mỏi và cảm thấy mục tiêu của mình quá xa vời, hãy ngồi lại chia nhỏ mục tiêu của bạn ra thành nhiều bước, sau đó chỉ quan tâm đến bước tiếp theo phải làm, dần dần bạn sẽ thấy mục tiêu không quá khó với như bạn vẫn nghĩ.
3/ Hãy hình dung lúc bạn thành công: đằng sau mỗi việc bạn làm đều ẩn chứa một nhu cầu nào đó. Bạn cố gắng kiếm tiền vì bạn muốn sống trong một căn nhà sang trọng, bạn cố gắng giảm cân để trông hấp dẫn hơn khi đi party… Hãy hình dung lúc bạn đã đạt được mục tiêu của mình, hình dung càng rõ ràng càng tốt tất cả những cảm giác hạnh phúc, thỏa mãn của bạn lúc đó, bạn sẽ lập tức cảm thấy tràn trề động lực và bắt tay vào thực hiện mục tiêu của mình ngay.
4/ Chinh phục nỗi sợ hãi: Nỗi sợ là một trong những cảm xúc mạnh nhất của con người và nguyên nhân chính của thói trì hoãn. Hãy chọn một chỗ yên tĩnh và list ra toàn bộ những điều mà bạn đang sợ hãi trong lòng, thành thật với bản thân và đối mặt với từng thứ, hình dung ra kết quả xấu nhất của tình huống, thuyết phục bản thân chấp nhận nó. Sau vài lần hành động, bạn sẽ nhận ra mọi thứ không quá ghê gớm như bạn đã nghĩ. Hãy can đảm bước ra khỏi vòng an toàn của mình và thử làm một việc gì đó bạn sợ, hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, bạn sẽ dần nhận ra mình bản lĩnh hơn đã nghĩ rất nhiều.
5/ Tìm người ủng hộ bạn: một mục tiêu được đề ra chi tiết nhưng xung quanh người thực hiện toàn những nhân tó gây cản trở cũng rất khó đi được đến cùng. Hãy tập họp quanh bạn càng nhiều người ủng hộ càng tốt, mỗi khi tinh thần mệt mỏi, bạn sẽ nhận ra nguồn động viên tinh thần đó có sức mạnh vô cùng to lớn.
6/ Tự thưởng cho mình: từng bước nhỏ hoàn thành trong quá trình tiến đến mục tiêu bạn cũng đều nên tự thưởng cho bản thân một thứ gì đó, một chuyến đi chơi hay đơn giản là một ly cafe ngon, tất cả đều có tác dụng tăng sức bền cho bạn và hơn nữa, tạo cho bạn thói quen quý trọng thành tựu của bản thân.
Tất cả mọi việc đều khó nhất là giai đoạn khởi đầu, hãy thực hành theo các mẹo nhỏ trên hàng ngày, và bạn sẽ thấy mọi việc dễ dàng hơn rất nhiều. Sau 1 tuần, bạn hãy ngồi lại liệt kê những việc mình đã làm được, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên với những tiến bộ của bản thân.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông