Kiến thức Đào tạo Hãy nói thật vì sao đi làm trễ với sếp

Hãy nói thật vì sao đi làm trễ với sếp

58
Theo thống kê của phòng nhân sự công ty Vinadesign thì có đến 10% số nhân viên thừa nhận rằng họ tới muộn ít nhất là một lần một tuần. Có rất nhiều lí do đi muộn được đưa ra như hỏng xe giữa đường, kẹt xe, ngủ nướng, dậy trễ, ốm, bận việc đột xuất….
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Hầu như các nhà tuyển dụng nói rằng họ luôn nghi ngờ những lời xin lỗi của nhân viên vì lý do đi muộn. Điều này đã được chứng minh: 24% trong số nhân viên quyết định tạo ra những lý do để biện minh cho việc đi muộn của mành hơn là phải nói ra sự thật.
Tại sao lại có quá nhiều người đi làm muộn?
Bạn có thể ngạc nhiên rằng một giấc ngủ nướng không phải là thủ phạm chính của việc chậm trễ. Có những li do cho rằng sự chậm trễ của họ là vì ách tắc giao thông, do thiếu ngủ, và do họ phải đưa con đến trường hoặc chăm sóc bọn trẻ. Những lý do khác như là quên thứ gì đó ở nhà hoặc cảm thấy không khỏe cũng rất phổ biến.
May mắn cho những người tới muộn, 43% nhà quản lý không tính đến sự chậm trễ này miễn sao họ làm việc tốt và hoàn thành đúng thời hạn là được. Tất nhiên, một số nhà quản lý lại khác lại có hình thức phạt nếu bạn tới muộn vài lần trong năm.
Thứ hai là ngày mà rất nhiều người đi làm muộn
Nếu bạn hay đi làm muộn, hãy học cách sắp xếp thời gian hợp lý hơn nếu không muốn suốt ngày phải nói dối không biết ngượng mồm. Các vị sếp cho biết, họ thường không tin những lời giải thích của những kẻ chậm trễ!
Thử hình dung cảnh văn phòng lúc nào cũng chỉ lác đác vài người làm việc, công việc ngập đầu ngập cổ nhưng nay nhân viên này bận, mai nhân viên kia ốm (mà chả biết có phải ốm thật hay không). Là một người quản lý, bạn phải làm gì?
Thay đổi chính sách quản lý
Một nhân viên xin nghỉ thường hay kèm theo lời cáo ốm, bận việc riêng. Cũng chưa chắc họ đã ốm thật, nhưng cũng không phải họ lười làm. Có thể họ cảm thấy quá căng thẳng với công việc, muốn xả hơi một hôm, hoặc họ thấy bất đồng với ai đó, nên muốn tránh mặt.
Đừng vội cáu khi thấy nhân viên hay nghỉ ốm, đi làm trễ…
Chính sách quản lý độc quyền, bảo thủ, không hợp lòng người cũng có thể là nguyên nhân khiến nhân viên căng thẳng, muốn “chuồn”. Hoặc có thể bạn đã giao cho họ quá nhiều việc. Công việc lúc nào cũng ngập đầu, họ khao khát một ngày được để đầu óc thảnh thơi. Đừng vội cáu khi thấy nhân viên hay nghỉ ốm, hãy nghĩ lại xem một nhà quản lý như mình có thể làm gì để cải thiện tình trạng này. Chẳng hạn như thay đổi chính sách quản lý, giảm bớt phần việc cho nhân viên, tạo cảm hứng trong công việc, xem lại chế độ khen thưởng, đãi ngộ,…
Cải thiện môi trường làm việc
Có thể môi trường làm việc ở công ty còn nhiều bất cập: quá ồn ào, chật chội, tạp nham, lộn xộn,… Sắp xếp nhân sự chưa hợp lý khiến các nhân viên bất đồng, thiếu người phục vụ dọn dẹp khiến văn phòng bừa bãi và bẩn thỉu,… Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng không tốt đến tinh thần làm việc và sức khỏe của nhân viên.
Áp dụng chính sách khuyến khích
Nghe thì có vẻ giống như hồi học phổ thông: Đi học đúng giờ, đầy đủ thì được xếp loại đạo đức (hạnh kiểm) A. Nghỉ nhiều thì B, C,…
Có thể đặt ra một thời hạn nhất định để đánh giá, nếu nhân viên chăm đi làm sẽ được nhận phần thưởng, được tuyên dương trên bảng thông báo, có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Ngược lại, nhân viên nào hay nghỉ sẽ bị trừ thưởng hoặc phải làm bù giờ,…
Tuy nhiên, người quản lý tốt phải biết thông cảm với những lí do đặc biệt khiến nhân viên vắng mặt, chẳng hạn như đau ốm nặng, gia đình có chuyện buồn, có con nhỏ đang ốm,… Trong những trường hợp này, không những cho phép nhân viên nghỉ mà còn đến nhà thăm nom và hỗ trợ họ về vật chất.
Một số người dậy sớm trước cả chuông báo thức, đón chào bình minh và hào hứng với một ngày làm việc mới. Họ tới công ty và bắt tay ngay vào công việc rất chăm chỉ trước khi những người khác đến. Tuy nhiên lại có không ít người thường xuyên đi muộn. Và số người nằm trong nhóm đi muộn này có thể nhiều hơn phỏng đoán của bạn.
Đi làm đúng giờ làm một trong những yếu tố văn hóa của công ty. Thông thường, nếu bạn đi làm đúng giờ, sếp và đồng nghiệp sẽ tin tưởng vào phong cách làm việc của bạn. Tất nhiên, nếu bạn đi muộn, cũng sẽ không ai đe dọa, hay chỉ trích bạn nhưng điều đó không có nghĩa là không ai nhìn đồng hồ và đưa ra ý kiến về thái độ làm việc của bạn. Nhớ rằng, lời nhận xét có thể nguy hại cho bạn khi bạn lãnh đạo đánh giá công việc hoặc cân nhắc sự thăng tiến. Vì thế, không nên để cho một vài phút làm cản trở sự nghiệp của bạn.
Các hoạt động ngoại khóa là cầu nối hiệu quả giữa sếp và nhân viên.
Ảnh: Ông Lâm Quang Vinh (giữa) trong 1 chuyến đi dã ngoại cùng nhân viên
Ông Lâm Quang Vinh Giám đốc công ty Tìm Việc Nhanh khẳng định: những nhân viên thường xuyên đi làm muộn thường có ý thức làm việc không tốt. Khi đó họ nghĩ ra trăm ngàn lí do đi muộn để trình báo với sếp mà họ quên rằng những lí do đó, ngày trước sếp đã từng dùng. Họ nghĩ mình có thể dễ dàng qua mặt sếp, sếp bị thuyết phục bởi lí do đi trễ hợp tình hợp lí mà họ đưa ra. 
Lời khuyên của chúng tôi là bạn nên nói thật lí do đi trễ của mình 1 lần và lần sau phải tự ý thức giờ giấc làm việc. Không có nhà tuyển dụng nào muốn trả lương, muốn tuyển dụng 1 nhân viên đi trễ nhiều lần vào làm việc. 
Thường thì các ông chủ có xu hướng khoan dung với việc thỉnh thoảng đi làm muộn của nhân viên, nhưng một số khác lại tỏ ra rất khắt khe. 30% các sếp nói rằng đến việc đến sớm hay muộn của nhân viên không quan trọng nếu người đó vẫn hoàn thành công việc kịp thời hạn với chất lượng tốt. Mức độ đi muộn mà đa số các ông chủ cho phép là không quá 5 lần/năm.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không