Kiến thức Đào tạo 4 bước để đương đầu với những việc ‘ít thi vị’

4 bước để đương đầu với những việc ‘ít thi vị’

3
Không phải mọi công việc trong ngày đều hấp dẫn, thú vị và tràn đầy cảm hứng. Có một số việc ở trường, nơi công sở hay trong kinh doanh rất kém thú vị. Nhưng bạn vẫn phải hoàn thành và không để mình lạc vào “lãnh thổ trì hoãn”.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Bạn phải làm gì? Đây là 4 bước bạn có thể tham khảo khi phải đương đầu với những việc “ít thi vị” nhất.
Tập trung vào lợi ích
Thay vì việc cứ nghĩ mãi về sự nhàm chán của công việc không muốn làm, hãy tập trung vào những lợi ích bạn sẽ nhận được khi hoàn thành chúng. Vậy hãy ngồi xuống một phút. Nhắm mắt lại.
Hãy tập trung vào những điều bạn sẽ nhận được. Tập trung vào ý nghĩ bạn sẽ cảm thấy tốt đẹp ra sao khi hoàn thành công việc.
Thường thì cách này có thể tạo thêm một chút động lực cho bạn trước khi bắt tay vào việc. Nhưng đôi khi không phải thế.
Bất kể cách đó có tác dụng hay không, bạn cũng không nên nghĩ về sự nhàm chán quá nhiều vì nó thường chỉ đưa thêm những phản kháng nội tại và khiến chuyện bắt tay vào việc khó khăn hơn. Thay vì thế, hãy quyết định và vào cuộc.
Đặt chuông báo thức
Bất kể rằng bước đầu tiên vừa nêu có khiến bạn được tiếp thêm cảm hứng hay không, hãy cứ triển khai bước thứ hai này.
Chẳng hạn, bạn có thể đặt chiếc đồng hồ báo giờ trong 45 phút. Bạn nên đặt nó ở một phòng khác mà bạn không thể trông thấy hoặc nghe thấy. Hãy bắt đầu làm việc và hoàn toàn tập trung vào nó, chỉ nó mà thôi. Bạn không nên làm nhiều việc một lúc, chỉ làm một việc duy nhất.
Trong 45 phút đó, bạn hoàn toàn đắm chìm vào công việc
Tại sao phải dùng đồng hồ hẹn giờ? Sẽ dễ dàng để toàn tâm toàn ý tập trung vào công việc đang làm hơn khi bạn biết sau 45 phút nữa, bạn sẽ được nghỉ giải lao và làm bất kỳ điều gì mình muốn. Bạn chỉ phải “dính” vào công việc đó trong thời gian này. Thực tiễn đó khiến bạn thấy nhẹ nhàng hơn so với gánh nặng đang phải mang vác.
Cách phân biệt rất rõ ràng giữa sự tập trung hoàn toàn vào công việc và sự tập trung hoàn toàn vào nghỉ ngơi cũng làm giảm căng thẳng đáng kể và giúp bạn không bạn bị “mắc kẹt” trong “vùng xám”. Đó là vùng tinh thần tiêu cực khi bạn nghĩ về công việc ngay cả khi ở bên gia đình vào buổi tối hoặc đang cố chìm vào giấc ngủ lúc lên giường.
Nếu 45 phút là quá dài và rốt cuộc bạn vẫn trì hoãn, hãy thử giải lao sau 10 phút làm việc.
Tạo thêm niềm vui
Bước đầu tiên có thể đã khiến bạn có thêm động lực hoàn thành công việc. Bước thứ hai giúp bạn tập trung hơn vào những khoảng thời gian kéo dài ở mức trung bình trong khi vẫn có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Bước thứ ba bạn cần làm là khiến cho khoảng thời gian làm việc có thêm niềm vui. Chẳng hạn, bạn có thể nghe một bản nhạc yêu thích trong khi làm.
Tất nhiên, đây không phải cách lúc nào cũng áp dụng được, chẳng hạn, nếu bạn đang đọc sửa lỗi cho một bài viết nào đó. Nhưng chắc chắn có đôi khi, nó cũng sẽ khiến công việc của bạn thêm vui.
Tưởng thưởng bản thân
Nhiều người thích kết hợp các việc với nhau và tự thưởng cho mình một việc làm sáng tạo hay vui thú nào đó sau khi hoàn thành 45 phút làm việc chẳng mấy vui. Bạn cũng có thể dùng thời gian giải lao để đi bộ dưới nắng ấm, ngắm nghía cái gì đó hoặc đơn giản là chén một món đồ ngọt trong khi vuốt ve chú mèo nhỏ dễ thương.
Những phần thưởng nho nhỏ như vậy sẽ khiến bạn bắt đầu công việc dễ dàng hơn và việc kết hợp giữa làm việc với nghỉ ngơi như thế sẽ khiến một ngày trở nên thú vị và nhiều cảm hứng hơn ngay cả khi bạn có những việc không thích thú lắm phải hoàn thành./.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không