Kiến thức Kiến thức quản trị Chỉ số tăng trưởng tín dụng nói gì?

Chỉ số tăng trưởng tín dụng nói gì?

23
Chuyên gia tài chính Vũ Đình Ánh nói: “Nếu chỉ trông vào con số tổng tiền gửi và tổng tín dụng, thì không đánh giá được thực tế của tín dụng – tài chính cũng như diễn biến của nền kinh tế”.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Ảnh minh họa
* Năm tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nói tăng trưởng tín dụng đạt 1,31%, nhưng nhiều doanh nghiệp (DN) vẫn kêu khó tiếp cận vốn. Theo ông, tại sao có những thông tin trái chiều như vậy?
– Hiện nay, vốn huy động của các tổ chức tài chính đã tăng lên khá nhiều, nếu không cho vay được, họ sẽ bị thiệt hại, thậm chí rơi vào tình trạng thua lỗ. Còn với phía DN, họ có muốn vay không và nếu muốn vay, mới bàn đến điều kiện tiếp cận vốn tín dụng. Cái khó là ở chỗ, số DN có đủ điều kiện để vay lại không vay, song rất khó lý giải đối với những DN thiếu vốn, muốn vay mà không đủ điều kiện.
Trong bối cảnh thị trường vẫn khó đầu ra, các DN đủ điều kiện còn không vay vốn thì những DN không đủ điều kiện vay vốn để làm gì. Còn việc sử dụng vốn, nhiều DN nói hoạt động tốt nhưng không trả được nợ do trước đây đầu tư vào bất động sản. Họ đề xuất ngân hàng khoanh nợ cũ và cho vay vốn mới để tiếp tục kinh doanh. Như thế hoàn toàn không thuyết phục.
* Ngân hàng vẫn liên tục huy động vốn trong khi mức tăng trưởng tín dụng không cao, theo ông, tiền đi đâu?
– Tăng trưởng tín dụng có hai loại, tăng trưởng bằng tiền đồng Việt Nam và tăng trưởng bằng ngoại tệ. Nếu muốn biết tiền đi đâu thì trong cái tổng tín dụng ấy phải tách ra, bao nhiêu phần là của nội tệ và bao nhiêu là của ngoại tệ. Giai đoạn trước, cho vay bằng nội tệ chiếm vào khoảng 30% trong tổng tín dụng.
Bây giờ có thể không đến mức đó song NHNN không thông báo là bao nhiêu phần trăm, nên rất khó phân tích, đánh giá một cách chính xác. Thực tế, tín dụng bằng tiền đồng vẫn tăng và tiền vẫn chảy vào khu vực đó, cho nên phải ngoại trừ yếu tố giảm về ngoại tệ.
Ngoài ra, trong tổng tiền gửi ấy khoảng một nửa là tiền gửi tiết kiệm và một nửa là tiền gửi thanh toán (còn gọi là tài khoản thanh toán). Vậy, trong cái tăng chung đấy, bao nhiêu là của tiền gửi tiết kiệm, bao nhiêu là tiền gửi thanh toán?
Bởi khi tiền gửi thanh toán tăng kéo theo một vấn đề: nhiều DN chưa tuyên bố giải thể hay phá sản, nhưng họ có tiền và giữ trong tài khoản. Một dạo, người ta thông báo là 90.000 tỷ đồng nằm trên tài khoản thanh toán, lãi suất 1,2%/năm, một mức rất thấp. Điều đó phản ánh DN vẫn có tiền nhưng không biết dùng vào việc gì nên phải gửi ngân hàng. Như vậy, lấy cớ gì để cho DN vay vốn?
Bên cạnh các số liệu ấy, cần tính đến cơ cấu để xem tiền ở đâu. Giả định tiền gửi tiết kiệm tăng, một mặt tổ chức tài chính đáp ứng được nhu cầu vay vốn nếu có, nhưng mặt khác, khi các hộ gia đình tăng tiết kiệm mà tiết kiệm ấy không dựa trên cơ sở tiết kiệm thật sự (thu nhập của người dân không được cải thiện, tiết kiệm tăng do thắt chặt tiêu dùng) sẽ làm giảm tổng cầu. Tất cả những cái đấy có mối liên hệ với nhau và phải có những số liệu mới phân tích được.
* Theo ông, tại sao NHNN lại không công bố những con số đó?
Không ai đi tìm những cái ngóc ngách, bởi bản thân những con số chung chung đó cũng đã thỏa mãn xã hội, thỏa mãn các cấp quản lý. Thực tế, từ tháng 4/2012 nó rơi vào im lặng nhưng không ai quan tâm đến việc tiết kiệm tăng hay tiền gửi của tổ chức tăng. Tôi nghĩ, NHNN nhận thấy không ai sử dụng cái đó để phân tích hay đánh giá nên không công bố nữa chứ họ cũng không giấu cái đó làm gì. Thực ra những con số đấy có mức độ tin cậy cũng chỉ vừa phải.

Theo DNSG

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không