Ngày nay, trên toàn lãnh thổ Việt Nam, nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Trong một cơ chế như thế, các cá thể, tập thể cần một lưu lượng giao tiếp rất lớn hàng ngày. Một trong các vấn đề cốt lõi của các cuộc giao tiếp là sự đàm phán và thương lượng.
Ảnh minh họa
Có người nói đó là linh hồn của giao tiếp. Cuốn sách này nhằm giúp các bạn một số kỹ năng và phương pháp để trở thành người đàm phán và thương lượng giỏi. Tư tưởng của nó là: Nếu bạn là người đi đàm phán và thương lượng, bạn luôn luôn phải nghĩ và tạo điều kiện cho đối tác (hay bên kia) cũng đạt được thắng lợi như bạn chứ không phải là đàm phán chỉ mang lại thắng lợi cho bạn mà thôi, tức là cả hai cùng có lợi. Tại sao lại như vậy? Bởi vì trong thương trường và cuộc sống rất ít các cuộc đàm phán và thương lượng chỉ xảy ra một lần giữa hai bên là xong. Hoặc chỉ “làm ăn” với nhau một lần xong là thôi. Thông thường chúng ta cần làm ăn lâu dài với nhau. Cao hơn tất cả là uy tín và tiếng tăm tốt. Bạn có thể dùng các biện pháp để thắng đối tác một lần với những lợi nhuận to lớn. Nhưng nếu bạn không tạo cho đối tác một điều gì có lợi cho họ, dù là một sự an ủi, thì bạn sẽ mất rất nhiều, nếu không nói là sụp đổ sự nghiệp trong tương lai. Chúng ta gọi cách làm như vậy là “chụp giựt”. Thương trường quốc tế hiện nay đang diễn ra các cuộc cạnh tranh ngoạn mục. Cách làm trên chỉ là vật cản trở cho cạnh tranh. Chiến lược và chiến thuật đàm phán là điều rất quan trọng của một cuộc đàm phán thương lượng để có được kết quả hai bên cùng có lợi. Không phải đối tác nào cũng có cùng tư tưởng như vậy. Nhiều người chỉ muốn dành thắng lợi về phía họ. Tiếp theo đó, bạn phải có tính cách của một con người công tâm và đáng tin tưởng. Có như vậy đối tác mới tin ở bạn mà tiếp tục đàm phán.
sự đàm phán và thương lượng
Trong cuộc sống hàng ngày bạn gặp và nghe rất nhiều sự việc mà thực chất nó là một cuộc đàm phán hay thương lượng. Chẳng hạn như: Thủ tướng thuyết trình để quốc hội thông qua ngân sách năm tới. Một nhân viên muốn xin đi học tiếng anh trong giờ hành chính, Giám đốc nói: “Được, nhưng phải làm bù”. Một bà vợ nói với chồng:”Em đang cho con bú, Anh nấu cơm và lau nhà giúp em nhé”. Một người mua nhà nói với người bán nhà: “Được,tôi đồng ý với giá 105 “cây” nhưng ông phải làm đầy đủ giấy tờ sang tên và chịu thuế má nữa, được không?”
Tại Mỹ có cuộc điều tra về tần số đàm phán và thương lượng. Kết quả cho thấy hơn 70% những người được hỏi đều trả lời là tầng số nhu cầu đàm phán và thương lượng xảy ra thường ngày. Trong cuộc sống, trong tất cả các lĩnh vực, trong mọi điều kiện, mọi noi, mọi lúc, đàm phán và thương lượng luôn hiện hữu.
Một chuyên gia Mỹ đã định nghĩa đàm phán và thương lượng như sau: “Bất kỳ khi nào con người trao đổi ý nghĩ với ý định thay đổi quan hệ và đi đến thỏa thuận thì lúc đó là đàm phán và thương lượng”. Một học giả vùng Trung Đông lại phát biểu như sau: “Đàm phán và thương lượng không phải để mở rộng mối quan hệ hay phá vỡ mối quan hệ mà là để tạo ra một hình thái mới hay khác hơn của mối quan hệ”.
Nói tóm lại, đại đa số chúng ta thường xuyên phải đàm phán và thương lượng ở một mức độ nào đó của cuộc sống thường ngày. Đàm phán và thương lượng phải được coi như một biện pháp tích cực trong việc xây dựng quá trình thông tin qua lại giữa người với người.