Kiến thức Chiến lược “Chúng ta không lệ thuộc nguồn cung da từ Trung Quốc”

“Chúng ta không lệ thuộc nguồn cung da từ Trung Quốc”

4
Đây là khẳng định của ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da – Giầy – Túi xách Việt Nam.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Ngành da giầy đang tìm cách giảm tỷ lệ nhập nguyên phụ liệu từ Trung Quốc.
Ông Diệp Thành Kiệt cho biết, năm 2013 ngành da giầy, túi xách xuất khẩu 10,4 tỷ USD, trong đó nhập khẩu là 4,2 tỷ USD, tỷ lệ nội địa hóa vào tiền công, tất cả các giá trị gia tăng trong nước khoảng 60% đối với ngành da giầy và túi xách. Con số này cao hơn ngành dệt may, ngành dệt may chỉ nội địa hóa khoảng 40%.
Đối với ngành da giầy và túi xách có 3 nhóm nguyên liệu chính. Thứ nhất là da, một năm ngành da giầy nhập khoảng 1,5 – 1,8 tỷ USD, trong đó nhập chủ yếu từ Hàn Quốc và Đài Loan khoảng từ 22 – 24%, kế tiếp là nhập từ Ý và Thái Lan, chỉ nhập từ Trung Quốc từ 6 – 7%.
“Chúng tôi có thể khẳng định rằng chúng ta không lệ thuộc Trung Quốc về da”, ông Diệp Thành Kiệt khẳng định.
Tuy nhiên, theo ông Kiệt, con số 6, 7% không phải là con số nhỏ bởi nó có tác động rất nhiều đến các doanh nghiệp nhỏ do hầu hết các doanh nghiệp nhỏ sản xuất sản phẩm cấp trung và cấp thấp nên buộc phải tiếp tục nhập khẩu nguyên liệu da từ Trung Quốc.
“Xét ở góc độ toàn cục, chúng ta không lệ thuộc da vào Trung Quốc nhưng xét từng doanh nghiệp, từng nhóm doanh nghiệp thì đây là vấn đề cần đặt ra hàng đầu để xem xét trong thời gian tới”, ông Kiệt nhận định.
Đối với các loại da tổng hợp, hiện tại Việt Nam chỉ chủ động từ khoảng 30 – 40%, vẫn phải nhập khoảng 60% từ bên ngoài. Cũng giống như da tự nhiên, da tổng hợp chủ yếu được nhập từ Đài Loan, Hàn Quốc. Chỉ nhập từ Trung Quốc các loại da tổng hợp ở cấp trung và cấp thấp.
Đối với nhóm nguyên liệu vải và các nguyên phụ liệu khác phục vụ cho ngành da giầy và túi xách, theo ông Kiệt, hàng năm Việt Nam nhập trên dưới 3 tỷ USD, trong đó nhập từ Trung Quốc khoảng 60%.
Cùng với ngành dệt may, mỗi năm Việt Nam nhập từ Trung Quốc khoảng 9 tỷ USD các loại nguyên phụ liệu vải.
“Đây là con số mà chúng tôi rất quan ngại. Trong thời gian tới, ngành da giầy và túi xách cùng với ngành dệt may sẽ đưa ra các nhóm giải pháp chung để giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa”, ông Diệp Thành Kiệt cho hay.
Theo định hướng phát triển ngành da giầy đến năm 2020, từng bước nâng dần tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm, trong đó năm 2015 đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 60 – 65%, năm 2020 tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 75 – 80%.

Theo Bizlive

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không