Kiến thức Con người Đổ lỗi cho hoàn cảnh

Đổ lỗi cho hoàn cảnh

566
Bất kỳ ai cũng muốn thành công và nổi tiếng, được xã hội thừa nhận và tôn trọng. Nhưng thực tế thì có rất ít người đạt được những điều ước mơ đó. Chỉ người nào biết khai thác tiềm năng thật sự của bản thân mình mới có được thành công. Còn những người thất bại thường không đủ quyết tâm và dũng khí để vượt qua sức ì của bản thân, chỉ có ý định mà không bao giờ thực hiện hay thực hiện một cách qua loa chiếu lệ những điều liên quan trực tiếp đến sự nghiệp của chính bản thân mình. Sau mỗi thất bại họ thường đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho số phận và những gì họ có thể đổ lỗi được.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Tại vì ta sinh ra và lớn lên ở vùng quê xa xôi hẻo lánh, ít ai đi học, cơ sở vật chất trường làng thì thiếu thốn, trình độ giáo viên thì kém cỏi lạc hậu.
Tại vì ta sinh ra và lớn lên trong gia đình quá nghèo khó, không có điều kiện học hành. Bố mẹ thì không quan tâm đến việc học hành cho lắm, chỉ lo cơm áo gạo tiền đã khó nói chi đến việc học cho con nên theo bố mẹ thì học cũng được không thì thôi.
Tại vì ta sinh ra trong gia đình bố mẹ là nông dân thì làm sao có gen di truyền tốt được, làm sao chúng ta thông minh được?
Khi ta học đại học có kết quả không tốt thì cũng có 1001 lý do để đổ lỗi. Tại vì chúng ta quá nghèo suốt ngày cứ lo nghĩ tuần sau hết tiền lấy gì mà ăn thì làm sao mà học tốt được. Tại vì ở nhà trọ đông đúc, ồn ào không thể tập trung được. Tại vì chúng ta nghèo không có tiền mua sách tham khảo. Tại vì giảng viên dạy dở, dạy quá khó hiểu. Tại vì…
Hay khi chúng ta đi làm mà bị thất bại thì cũng có nhiều lý do để đổ lỗi: nào là chính sách, chế độ công ty không tốt, đồng nghiệp không hợp tác, những điều đó mình chưa học qua, sếp không hỗ trợ và còn nhiều lý do khác nữa.
Cho dù bạn có đưa ra những lý do chính đáng và thuyết phục đến bao nhiêu đi chăng nữa, thì hậu quả của sự thất bại, bạn vẫn là người phải gánh chịu chứ không phải hoàn cảnh hay ai khác. Thật ra thì mục đích sâu xa của việc bào chữa là để che đậy sự yếu kém bản thân và cố gắng chứng minh cho mọi người thấy rằng ta đây là người tài năng, thất bại chẳng qua là do hoàn cảnh. Khoe khoang hay chứng tỏ chẳng mang lại lợi ích gì cho bản thân cả nhưng hậu quả thì vô cùng kinh khủng.
Tự giới hạn khả năng của mình vì luôn nghĩ rằng thất bại là do hoàn cảnh hay ai khác chứ không phải tại bản thân mình yếu kém. Nhưng khi chúng ta nghĩ rằng mình đã giỏi rồi thì đâu cần phải cố gắng. Mà không cần cố gắng thì làm sao tiến bộ được? Điều đó có nghĩa là bạn đang cho bộ não của mình được nghỉ dưỡng hay nói cách khác là không thèm khai thác tiềm năng bộ não của chính bản thân mình.
Hình thành thói quen nguy hiểm: đổ lỗi cho hoàn cảnh hay ai đó khi thất bại là điều rất dễ làm và hầu như người thất bại nào cũng làm được. Khi bạn thường đổ lỗi, đến một lúc nào đó ắt tạo thành thói quen mà chính bạn cũng không hề hay biết. Nó sẽ làm tê liệt khả năng tư duy của bộ não. 
Đừng bao giờ đổ lỗi cho hoàn cảnh hay ai đó khi ta thất bại. Hãy tự nhìn lại bản thân mình còn điều gì chưa tốt để khắc phục và cải tiến.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không