Kiến thức Tuyển dụng Những điều thường xảy ra trong quá trình tìm việc

Những điều thường xảy ra trong quá trình tìm việc

4
Tình hình kinh tế khó khăn khiến thị trường việc làm trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết. Nếu đang trong quá trình tìm việc, bạn nên chuẩn bị tinh thần cho những điều sau đây:
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa


1. Tìm việc sẽ cần nhiều thời gian
Trước đây, bạn nghĩ để tìm một công việc chỉ cần một vài tháng. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế như hiện nay, nhiều người có thể mất cả năm hoặc lâu hơn để tìm được một vị trí mới. Do đó hãy bắt đầu việc tìm kiếm của mình càng sớm càng tốt.

2. Bạn có thể phải nộp rất nhiều hồ sơ ứng tuyển
Nhiều người phàn nàn rằng họ đã gửi 20 bộ hồ sơ xin việc trong vòng một vài tháng qua nhưng không thu được bất kỳ kết quả nào. Đó là chuyện bình thường đối với những người tìm việc. Không phải ai cũng may mắn nhận được lời mời phỏng vấn từ những công ty đầu tiên mà mình ứng tuyển.

3. Không nhận được thông báo khi bị loại
Không phải công ty nào cũng thông báo cho ứng viên biết kết quả nếu anh ta bị loại, điều đó khiến họ lãng phí thời gian chờ đợi, lo lắng về kết quả và không thể tập trung cho mục tiêu mới.

4. Các nhà tuyển dụng thường nhận hồ sơ online
Ngày nay, hầu hết các nhà tuyển dụng thường nhận hồ sơ ứng tuyển online. Bạn chỉ phải nộp bản cứng khi trúng tuyển hoặc vượt qua một số vòng thi nhất định.

5. Lương và phúc lợi có thể thấp hơn
Kinh tế khó khăn khiến nhiều công ty phải cắt giảm lương và các chế độ phúc lợi cho nhân viên. Vì vậy, bạn đừng quá ngạc nhiên nếu cùng với cùng một vị trí, công ty trả lương 10 triệu đồng/tháng vào năm ngoái trong khi năm nay mức lương đó chỉ là 9 triệu đồng/tháng.

6. Bằng cấp không còn quá quan trọng
Trong thị trường việc làm hiện nay, bằng cấp không còn là tiêu chí hàng đầu để lựa chọn một ứng viên. Các nhà tuyển dụng có thể đánh giá dựa trên các kỹ năng, kinh nghiệm, sự nhanh nhạy…để tìm ra người phù hợp nhất cho công ty của mình.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không