Kiến thức Đãi ngộ Thang, bảng lương: vẫn còn nhiều bất cập

Thang, bảng lương: vẫn còn nhiều bất cập

15
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamTheo
báo cáo của phòng lao động – tiền công – tiền lương thuộc sở Lao động –
thương binh và xã hội TP.HCM thì chỉ có khoảng 50% doanh nghiệp đăng ký
thang, bảng lương trên tổng số doanh nghiệp do sở này quản lý. Tuy
nhiên, đó là việc đăng ký, còn thực hiện hay không thì cơ quan này không
biết.

Tương tự, ông Hồ Xuân Lâm, trưởng phòng quản lý lao động ban quản lý các
khu chế xuất – khu công nghiệp (KCX–KCN) TP.HCM cũng cho biết hiện chỉ
có 600/1.100 doanh nghiệp thuộc KCX–KCN đăng ký thang, bảng lương với cơ
quan này, trong đó có tới 160 doanh nghiệp qua kiểm tra thì trả sai
theo thang, bảng lương đã đăng ký.

Mặc dù đã có quy định xử phạt về việc không đăng ký thang, bảng lương
nhưng do mức xử phạt lại quá thấp – chỉ từ 3 đến 10 triệu đồng nên doanh
nghiệp không ngại. Còn đăng ký rồi mà không trả lương theo thang, bảng
thì không thấy quy định nào chế tài.

Ông Nguyễn Tấn Định, phó ban quản lý KCX–KCN TP.HCM, cho biết từ năm
ngoái trở lại đây, hầu hết các cuộc đình công đều xuất phát từ nguyên
nhân doanh nghiệp không chịu xây dựng thang, bảng lương, trả lương cào
bằng. Ban quản lý đã từng khuyến cáo nhưng những doanh nghiệp này không
chịu làm, đến lúc xảy ra họ mới chịu thực hiện.

Ông Hồ Xuân Lâm lý giải, sở dĩ doanh nghiệp trốn tránh việc đăng ký
thang lương, bảng lương mà trả cào bằng nhằm trốn đóng bảo hiểm xã hội,
ăn bớt tiền tăng ca phải trả theo lương thâm niên. Nếu trả cho những
công nhân đã làm lâu năm theo đúng bậc lương thì doanh nghiệp sẽ phải
đóng thêm khoản bảo hiểm xã hội cũng như trả thêm khoản tiền chênh lệch
tăng ca không nhỏ chút nào. Và doanh nghiệp rất khôn khéo khi đẻ ra
khoản phụ cấp thâm niên để thu nhập của công nhân cũ và mới có sự chênh
lệch. Việc này có thể làm yên lòng người lao động nhưng sẽ chỉ là tạm
thời, vì khi họ đã hiểu ra quyền lợi của mình bị xâm phạm thì chắc chắn
sẽ dẫn đến tranh chấp lao động. Mà mỗi lần xảy ra tranh chấp lao động,
doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều, không chỉ thiệt hại về tiền mà còn ảnh
hưởng đến uy tín – cái mà doanh nghiệp rất cần xây dựng với đối tác.

Với công nhân dù chỉ chênh nhau 50.000 đồng thì họ cũng sẵn sàng nhảy
việc. Nhưng nếu doanh nghiệp chịu xây dựng thang, bảng lương đúng quy
định thì chắc chắn họ không bao giờ bỏ việc đi tìm công ty khác vì sẽ
mất đi thâm niên đã có tại công ty. Công nhân bỏ việc còn kéo theo hệ
luỵ cho xã hội là tình trạng thất nghiệp ảo. Vì công nhân sẽ không bao
giờ xin nghỉ việc để hưởng bảo hiểm thất nghiệp rồi lại đi làm nếu như
được trả lương theo thâm niên làm việc. Ví dụ một công nhân bậc 5 với
mức lương 2.601.000 đồng sẽ không bao giờ nghỉ việc để lấy ba tháng thậm
chí là sáu tháng (mỗi tháng 1.560.000 đồng) trợ cấp thấp nghiệp nếu
đóng đủ ba năm, để rồi quay về làm công nhân mới với mức lương 2.140.000
đồng. Nhưng họ sẵn sàng nghỉ nếu làm bao nhiêu năm lương cũng chỉ bằng
lương người mới vào làm. Nếu doanh nghiệp chịu mất cái lợi trước mắt thì
không chỉ doanh nghiệp được nhiều cái lợi lâu dài, mà cũng gánh cho xã
hội một hệ luỵ là có thể vỡ quỹ nếu tình trạng người lao động nghỉ việc ồ
ạt để hưởng bảo hiểm xã hội.

 Xây cho có!

Nhìn
vào bảng lương của một công ty thuộc KCN Tân Bình gửi về ban quản lý
KCX–KCN TP.HCM mới đây nhất sẽ thấy có nhiều điều bất hợp lý, khi tất cả
công nhân người làm từ năm 2001 cũng như người mới vào năm 2011 có mức
lương căn bản bằng nhau là 2.140.000 đồng. Đây là bảng khai báo sử dụng
lao động của doanh nghiệp khi lương tối thiểu đã được nâng lên mức
2.000.000 đồng vào tháng 10.2011. Có thể hiểu đây là mức lương tối thiểu
mới cộng với 7% mà doanh nghiệp trả cho công nhân đã qua đào tạo nghề
theo quy định của luật Lao động. Nhưng nếu nhìn vào thang lương, bảng
lương mà doanh nghiệp đăng ký với cơ quan quản lý sẽ thấy quy định rất
rõ ràng bậc lương của người lao động như bậc 1 là 2.140.000 đồng, bậc 2
là 2.247.000 đồng cho tới bậc 6 là 2.731.000 đồng. Như thế, công nhân
làm việc năm 2001 sẽ có mức lương cơ bản cao hơn công nhân vừa mới vào
năm 2011. Rõ ràng doanh nghiệp đăng ký cho có nhưng chứ không áp dụng.

Theo Webketoan

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không