Kiến thức Đãi ngộ 3 giải pháp kinh tế trong việc khen thưởng nhân viên

3 giải pháp kinh tế trong việc khen thưởng nhân viên

13
Lời giải nào cho bài toán cắt giảm chi phí?
Doanh nghiệp cần cân bằng ngân sách ra sao để tìm ra các ý tưởng khen thưởng, động viên nhân viên?
Một chút sáng tạo và tâm huyết nghề nghiệp sẽ là nền móng vững chắc nhất giúp các nhà quản lý xây dựng thành công hệ thống khen thưởng động viên nhân viên hiệu quả mà không gây tốn kém cho doanh nghiệp.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa


1. Định kỳ tuyên dương nhân viên xuất sắc
Định kỳ hai tuần hoặc đều đặn hàng tháng, hãy chọn những gương mặt tiêu biểu và thông báo đến tập thể bằng nhiều cách: gửi email thông báo, trang trí bản tin nội bộ nêu tên các cá nhân nổi bật nhất, tổ chức họp nhóm để nhân viên xuất sắc chia sẻ thông tin, cảm nghĩ và phương pháp đạt được thành công.
Thêm vào đó, hãy cân nhắc đến việc mở ngân sách đối với các thẻ quà tặng (xem phim, dự ca nhạc, ăn tối tại nhà hàng…). Phần thưởng đặc biệt này thay vì công bố hàng tháng sẽ được trao cho nhân viên xuất sắc nhất mỗi quý. Bên cạnh mục đích kéo dài sự nỗ lực nơi nhân viên, lựa chọn trên cũng đồng thời cắt giảm chi phí so với việc phải xuất ngân sách mỗi tháng.

2. Trao cho nhân viên các đặc quyền ưu tiên
“Di chuyển bằng xe riêng có người đưa đón”
“Giải quyết công việc từ xa mà không cần có mặt tại công ty”
“Làm việc trong văn phòng riêng có không gian rộng rãi, cảnh quan đẹp”
Những đặc quyền dành cho các cấp lãnh đạo luôn tạo sự tò mò đồng thời cũng là động lực phấn đấu khiến nhân viên cấp dưới nỗ lực vươn lên. Bạn có nghĩ việc chia sẻ một trong những đặc quyền của mình đến nhân viên xuất sắc nhất là một ý kiến không tồi?
Ví dụ: Nhân viên vượt chỉ tiêu và đạt doanh thu cao nhất cuối mỗi tháng sẽ được hưởng quyền lợi lựa chọn một ngày làm việc từ xa mà không cần trực tiếp đến công ty.
Điều cần lưu ý khi lựa chọn hình thức khen thưởng này là ban lãnh đạo phải đưa ra chỉ tiêu rõ ràng và chọn lọc những loại quyền lợi không gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc.

3. Để nhân viên cắt giảm khối lượng công việc theo ý muốn
Ai cũng có lúc cảm thấy chán nản với những công việc cần thực hiện hàng ngày. Bạn nghĩ sao nếu trao cho nhân viên đặc quyền được cắt giảm công việc ít ưa thích nhất và bạn – với cương vị quản lý sẽ giúp đỡ họ “gánh vác” trong khoảng thời gian một ngày/một tuần? Đây là một ý tưởng khá sáng tạo và có thể áp dụng tại bất kì doanh nghiệp lớn, nhỏ nào.
Tuy nhiên, để quy trình công tác không bị đảo lộn, ra quy định về giới hạn các công việc nhân viên có thể lựa chọn “cắt giảm” là điều cần thiết. Việc cấp trên cũng có thể trở thành một đồng nghiệp, hỗ trợ những công việc vốn là nhiệm vụ hàng ngày của nhân viên sẽ trở thành nguồn động viên vô cùng ấn tượng và tạo ra tâm lý thoải mái ở nhân viên.

Lời Kết
Khi chế độ ngân sách dành cho việc khen thưởng eo hẹp không cho phép lãnh đạo “vung tay” trao những phần thưởng mang giá trịvật chất cho các nhân viên đạt thành tích xuất sắc. Lúc này đây, những khích lệ tác động về tinh thần sẽ là giải pháp “cứu cánh” hợp lý nhất.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không