Kiến thức Đãi ngộ Lao động “chê” việc: Không chỉ giản đơn vì thu nhập

Lao động “chê” việc: Không chỉ giản đơn vì thu nhập

4
“Vui lòng tuyển giùm doanh nghiệp tôi khoảng 1.000 lao động, không cần tay nghề”… Đó là điệp khúc muôn thuở của các nhà tuyển dụng khi có nhu cầu gọi đến các trung tâm giới thiệu việc làm, trong khi đó rất nhiều lao động lại than phiền không có việc làm.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Hiện nay, các KCX-KCN TPHCM và một số tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương đều kêu gọi các nhà đầu tư, khuyến khích DN phát triển thêm quy mô. Đây cũng chính là lúc DN đang đối diện với một thực tế: khan hiếm lao động, nhất là lao động phổ thông (LĐPT) một cách trầm trọng.
Điều dễ thấy, mức lương chính là yếu tố quyết định DN có thu hút được lao động hay không. Hiện nay, mức lương quy định dành cho LĐPT còn quá thấp, chỉ 556.000 đồng/tháng. Cộng thêm các khoản thu nhập như tiền chuyên cần, tiền cơm… tổng thu nhập của lao động chỉ được từ 700.000-800.000 đồng.
Với mức thu nhập như thế, người lao động trừ các khoản chi tiêu như tiền thuê nhà, tiền cơm, tiêu xài… thì số tiền trên chỉ đủ để… xóa đói cho một cá nhân “gói ghém” trong 1 tháng. Qua các ngày hội việc làm, chúng tôi cũng đã chứng kiến những cái lắc đầu từ chối việc làm của người lao động đối với nhà tuyển dụng chỉ vì mức lương quá thấp.
Nếu như trước đây DN chỉ đơn thuần cho rằng tôi tuyển anh và trả mức lương tương xứng với công sức lao động của anh bỏ ra là đủ thì hiện nay quan niệm này không còn phù hợp. Trong cuộc cạnh tranh quyết liệt giành lấy lao động thì các DN không những trả công người lao động sòng phẳng mà có những chính sách giữ chân họ. Bởi đối với LĐPT, ngoài mức lương thì các chế độ: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cũng là cách giúp họ gắn bó hơn với DN.
Theo bà Chu Thị Mỹ Dung – Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm Thanh niên – Bình Dương: Biện pháp thiết thực nhất để giữ chân lao động là DN phải lo được chỗ ở cho họ cùng với các chế độ ưu đãi khác như đào tạo nghề, dạy văn hóa thậm chí là cơ hội đưa đi đào tạo nước ngoài. Cái cốt yếu làm sao cho người lao động không thể thiếu vật chất lẫn tinh thần thì họ sẽ an tâm làm việc, gắn bó lâu dài.
Tiếc là hiện nay, nhiều DN chỉ vì lợi nhuận mà thiếu sự quan tâm đến quyền lợi người lao động nên khó giữ chân hoặc không thu hút được lao động về với mình.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không